Những vụ nổ lớn nhất từng được thấy trong vũ trụ

Vũ trụ ở khắp mọi nơi mà chúng ta nhìn thấy được, đều đầy rẫy những sự kiện thảm khốc hay chỉ đơn giản là các vụ nổ thoáng qua.

Dữ liệu từ đài thiên văn Chandra và XMM-Newton phát hiện vụ nổ kinh khủng tương tự Big Bang. Các nhà nghiên cứu ước tính vụ nổ giải phóng năng lượng gấp năm lần so với kỷ lục trước đó. “Vụ nổ xảy ra chậm như một video slow motion vậy. Nó đã diễn ra trong hàng trăm triệu năm”, Giáo sư Melanie Johnston-Hollitt, Đại học Curtin thuộc Trung tâm nghiên cứu thiên văn vô tuyến quốc tế (ICRAR) miêu tả.

Dữ liệu tinh vân Con Cua thu từ 5 đài quan sát khác nhau cho thấy vật chất phóng ra bắt nguồn từ vụ nổ sao xảy ra cách đây gần 1.000 năm về trước. Tổng năng lượng phát ra từ một sự kiện như thế lớn gấp 10 tỷ lần năng lượng phát ra từ Mặt Trời.

Thiên hà kỳ quái này còn được biết với cái tên Zw II 96, thuộc chòm sao Hải Đồn (Delphinus). Nằm cách Trái Đất khoảng 500 triệu năm ánh sáng, đây là vụ nổ điển hình cho sự hợp nhất thiên hà.

Khi những vụ nổ xảy ra, các blazar (chuẩn tinh có thể phát xạ) sẽ tăng tốc sản xuất proton, tạo ra các hạt hạ nguyên tử sản sinh ra neutron, tia gamma và photon.

Những vụ nổ sao giải phóng tới 10^44 Jun năng lượng, con số này tương đương toàn bộ năng lượng Mặt Trời phát ra tính từ khi mới hình thành.

Những vụ sáp nhập lỗ đen kinh khủng nhất mà đài quan trắc LIGO từng quan sát thậm chí phát ra năng lượng lớn gấp hàng nghìn lần so với các vụ nổ sao. Trong hình là lỗ đen nằm ở trung tâm thiên hà M87. Từ những hình ảnh chụp được cho thấy, không-thời gian đi qua chân trời sự kiện bị bóp méo, tạo ra quầng sáng, chứng tỏ các lỗ đen vẫn có thể phát ra ánh sáng.

Cách Trái Đất không xa, Thiên hà Centaurus A có các tia năng lượng cao gây ra bởi gia tốc điện từ xung quanh lỗ đen tại trung tâm. Thiên hà này cũng tạo ra các dòng hạt phát sóng radio trải dài tới hàng triệu năm ánh sáng.

Những cơn gió với tốc độ cao xuất phát từ trung tâm Thiên hà IRAS F11119 + 3257 đang phá vỡ sự hình thành sao của chính nó. Lỗ đen “ăn” càng nhanh, ánh sáng phát ra càng lớn.

Hình ảnh ánh sáng hồng ngoại này là tinh vân Carina, phía dưới bên trái là hệ sao Eta Carinae. Các vòng khí và bụi khả kiến được hình thành không chỉ bởi vật liệu thổi ra từ Eta Carinae, mà còn từ khu vực hình thành sao lớn hơn, sản sinh ra từ hàng triệu năm trước.

Dữ liệu từ cụm thiên hà Ophiuchus cho thấy hình ảnh lỗ đen siêu lớn (màu trắng), đồng thời sản sinh ra lượng khí cực lớn và plasma cực nóng, nhiệt độ lên đến hơn hàng chục nghìn độ C.

Kính viễn vọng Chandra của NASA tìm thấy nguồn tia X khổng lồ, kích thước gấp 15 lần đường kính thiên hà chúng ta. Tia X hiển thị trên dữ liệu thu được có màu hồng, nguyên nhân khiến cụm thiên hà này sáng rực rỡ trong không gian.

Hỗn hợp tia X và radio từ chuẩn tinh OJ 287 trong một pha phát sáng. Hai đường quỹ đạo mà bạn nhìn thấy là cách chuyển động của lỗ đen thứ cấp. Khi hợp nhất, chúng có thể phát ra rất nhiều năng lượng (dù chỉ ở dạng sóng hấp dẫn).

Đại Việt

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/nhung-vu-no-lon-nhat-tung-duoc-thay-trong-vu-tru-post1054985.html