Những loại rau củ ăn sống 'tốt gấp nghìn lần' nấu chín

Không phải loại rau củ nào cũng cần thiết phải nấu chín. Có một số loại nếu như bạn đem nấu sẽ làm biến mất đi các loại vitamin và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Nấu chín ớt sẽ làm mất vitamin C

Trong ớt có chứa một lượng lớn vitamin C và các loại vitamin khác cực tốt cho cơ thể cho chúng ta. Vì chúng giúp cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn chặn hiệu quả các bệnh khác vào trong cơ thể, đặc biệt khi chúng ta đang sống và tiếp xúc với các loại vi khuẩn, virus trong môi trường dễ bị ô nhiễm này.

Vì vậy, không nên nấu chín ớt mà chỉ nên ăn sống hoặc làm gia vị cho những món ăn mà không cần phải nấu chín. Nếu ớt được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ làm mất các chất vitamin, dinh dưỡng, khoáng chất có trong nó.

Dừa

Uống nước dừa để bổ sung nước cho cơ thể, thịt dừa chứa chất béo lành mạnh tăng cường bổ sung cho não và tim.

Qua chế biến thành bánh kẹo, dừa khô…đã khiến cho giá trị dinh dưỡng bị giảm.

Cà chua

Các nhà dinh dưỡng cho rằng, mỗi ngày chỉ cần ăn 100 - 200 gram cà chua tươi sống thì có thể cung cấp đủ nhu cầu về vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Lượng chất xơ cực kỳ dồi dào trong cần tây. Không chỉ vậy, lượng kali, vitamin B2 cực kì cần thiết và tốt cho hệ tiêu hóa, giúp chữa chứng loét miệng hiệu quả. Khi nấu chín cần tây, những chất này sẽ dần mất đi trong quá trình nung ở nhiệt độ cao và mất tác dụng vốn có của chúng. Ảnh minh họa: Internet

Lượng chất xơ cực kỳ dồi dào trong cần tây. Không chỉ vậy, lượng kali, vitamin B2 cực kì cần thiết và tốt cho hệ tiêu hóa, giúp chữa chứng loét miệng hiệu quả. Khi nấu chín cần tây, những chất này sẽ dần mất đi trong quá trình nung ở nhiệt độ cao và mất tác dụng vốn có của chúng. Ảnh minh họa: Internet

Rau cải xoăn

Cải xoăn chứa các hợp chất glucosinolates. Khi glucosinolates tiếp xúc với enzyme myrosinase sẽ tạo thành chất isothiocyanates có khả năng chống viêm và chống tế bào ung thư. Khi nấu chín, nhiệt sẽ vô hiệu hóa myrosinase, vì vậy cải xoăn nấu chín không có đặc tính phòng chống bệnh giống như món salad cải xoăn thô.

Rau mầm nấu chín sẽ mất đi các chất dinh dưỡng

Rau mầm vốn có tác dụng rất tốt đến sức khỏe và chúng ta chỉ nên ăn sống mà không cần phải nấu chín. Vì bản thân rau mầm có chứa nhiều khoáng chất, chất xơ, vitamin cần thiết, nếu nấu chín những chất này sẽ thất thoát đi rất nhiều và bạn ăn vào không còn tác dụng gì nhiều.

Khi qua chế biến, củ cải đường thường mất đi 25% giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, bạn có thể dùng củ cải đường sống chung với các loại rau củ khác để làm món salad rau thơm ngon, bổ dưỡng. Ảnh minh họa: Internet

Khi qua chế biến, củ cải đường thường mất đi 25% giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, bạn có thể dùng củ cải đường sống chung với các loại rau củ khác để làm món salad rau thơm ngon, bổ dưỡng. Ảnh minh họa: Internet

Nấu chín cần tây sẽ làm giảm lượng chất xơ

Lượng chất xơ cực kỳ dồi dào trong cần tây. Không chỉ vậy, lượng kali, vitamin B2 cực kì cần thiết và tốt cho hệ tiêu hóa, giúp chữa chứng loét miệng hiệu quả. Khi nấu chín cần tây, những chất này sẽ dần mất đi trong quá trình nung ở nhiệt độ cao và mất tác dụng vốn có của chúng.

Củ cải đường

Củ cải đường có thể chứa lượng đường cao nhưng bù lại nó có những thành phần dinh dưỡng khác rất tốt cho cơ thể. Củ cải đường giàu vitamin C, B, potassium, ma-giê giúp cơ thể chống viêm nhiễm, hạ lượng đường trong máu và phòng ung thư.

Khi qua chế biến, củ cải đường thường mất đi 25% giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, bạn có thể dùng củ cải đường sống chung với các loại rau củ khác để làm món salad rau thơm ngon, bổ dưỡng.

Tỏi

Trong tỏi chứa allicin giúp tăng đề kháng cho cơ thể, phòng chống cảm cúm, ung thư. Tuy nhiên dưới tác dụng của nhiệt, allicin rất dễ bị bay hơi. Làm nóng tỏi ở 200 độ C trong 6 phút đã ức chế hoàn toàn hoạt động kháng tiểu cầu của tỏi. Tỏi luộc trong 20 phút sẽ bị ức chế hoàn toàn hoạt động kháng khuẩn và chỉ một phút ở trong lò vi sóng đã phá hủy 100% khả năng chống ung thư của nó.

Khi nấu chín hành tây, những chất này sẽ giảm dần hoặc mất đi và không có tác dụng gì nữa khi chúng ta ăn vào. Tốt nhất chỉ nên làm hành tây với những món không cần chế biến ở nhiệt độ cao. Ảnh minh họa: Internet

Khi nấu chín hành tây, những chất này sẽ giảm dần hoặc mất đi và không có tác dụng gì nữa khi chúng ta ăn vào. Tốt nhất chỉ nên làm hành tây với những món không cần chế biến ở nhiệt độ cao. Ảnh minh họa: Internet

Dứa

Theo một nghiên cứu năm 2010, nước ép dứa tươi có hiệu quả hơn trong việc giảm viêm và viêm đại tràng co thắt, so với nước ép dứa đun sôi. Các nhà nghiên cứu cho rằng nước ép dứa tươi có hàm lượng enzyme bromelain cao hơn, giúp chống viêm giảm sưng hiệu quả.

Nấu chín dưa leo làm bay hơi chất dinh dưỡng

Dưa leo luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong công tác đẹp cũng như giảm cân của nhiều người. Dưa leo cực kì tốt khi ăn sống vì chứa hỗn hợp vitamin C, vitamin B, các chất khoáng chất khác nhau. Ngay cả vỏ dưa cũng giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nhưng khi nấu chín dưa leo, các chất này sẽ bay hơi và vitamin bị phá hủy trước khi bạn ăn, nên chúng cũng không có tác dụng gì nhiều.

Để đảm bảo có thể thưởng thức trọn vẹn nguồn dinh dưỡng từ dưa leo, bạn nên ăn sống và không nấu chín ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, trước khi ăn sống bạn nên ngâm nước muối và rửa thật sạch trước khi dùng.

Theo một nghiên cứu năm 2010, nước ép dứa tươi có hiệu quả hơn trong việc giảm viêm và viêm đại tràng co thắt, so với nước ép dứa đun sôi. Các nhà nghiên cứu cho rằng nước ép dứa tươi có hàm lượng enzyme bromelain cao hơn, giúp chống viêm giảm sưng hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet

Theo một nghiên cứu năm 2010, nước ép dứa tươi có hiệu quả hơn trong việc giảm viêm và viêm đại tràng co thắt, so với nước ép dứa đun sôi. Các nhà nghiên cứu cho rằng nước ép dứa tươi có hàm lượng enzyme bromelain cao hơn, giúp chống viêm giảm sưng hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet

Hành tây

Hành tây có mùi hăng, khó chịu tuy nhiên trong y học, loại củ gia vị này có tác dụng chống lại bệnh ung thư phổi và tuyến tiền liệt. Đặc biệt, hành tây khi trộn nộm là món khoái khẩu với cả người già và các bạn trẻ.

Khi nấu chín hành tây, những chất này sẽ giảm dần hoặc mất đi và không có tác dụng gì nữa khi chúng ta ăn vào. Tốt nhất chỉ nên làm hành tây với những món không cần chế biến ở nhiệt độ cao.

Việt quất

Theo bác sĩ Julie Joffrion, chuyên gia dinh dưỡng thể hình tại All Inclusive Health, quả việt quất có chứa nhiều chất chống oxy hóa nhờ vào lượng polyphenol cao. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, chế biến quả việt quất bằng cách nướng hoặc nấu chín sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng polyphenol.

Hòa Thuận (tổng hợp)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-loai-rau-cu-an-song-tot-gap-nghin-lan-nau-chin-1486165.tpo