Những điều ít biết về kim loại quý còn đắt hơn vàng

Ít ai ngờ vàng vẫn còn rẻ hơn nhiều so với rhodium - một kim loại quý hiếm bậc nhất hành tinh.

Không phải vàng, rhodium mới là thứ kim loại siêu đắt với giá bán vào cuối năm 2024 khoảng 4.575 USD (gần 114 triệu đồng)/ounce (28,34g), cao gần gấp đôi giá vàng ở cùng thời điểm. Ảnh: The Assay

Không phải vàng, rhodium mới là thứ kim loại siêu đắt với giá bán vào cuối năm 2024 khoảng 4.575 USD (gần 114 triệu đồng)/ounce (28,34g), cao gần gấp đôi giá vàng ở cùng thời điểm. Ảnh: The Assay

Trong khi vàng thường có sẵn để mua thì rhodium hiếm hơn nhiều. Ảnh: Geology In

Trong khi vàng thường có sẵn để mua thì rhodium hiếm hơn nhiều. Ảnh: Geology In

Giá rhodium cao một phần là do sự khan hiếm, chỉ khoảng 30 tấn được sản xuất mỗi năm. Con số này ít ỏi so với khoảng 210 tấn paladi, 190 tấn bạch kim hoặc 3.100 tấn vàng được sản xuất vào năm 2022. Ảnh: Geologyin

Giá rhodium cao một phần là do sự khan hiếm, chỉ khoảng 30 tấn được sản xuất mỗi năm. Con số này ít ỏi so với khoảng 210 tấn paladi, 190 tấn bạch kim hoặc 3.100 tấn vàng được sản xuất vào năm 2022. Ảnh: Geologyin

Rhodium được phát hiện vào năm 1803 bởi nhà hóa học người Anh William Hyde Wollaston. Ông William chiết xuất rhodium từ một mẩu quặng bạch kim từ Nam Mỹ. Ảnh: Getty

Rhodium được phát hiện vào năm 1803 bởi nhà hóa học người Anh William Hyde Wollaston. Ông William chiết xuất rhodium từ một mẩu quặng bạch kim từ Nam Mỹ. Ảnh: Getty

Với khả năng chịu nhiệt, chống oxy hóa, chống mòn, rhodium có thể dùng làm chất xúc tác lý tưởng. Ảnh: Getty

Với khả năng chịu nhiệt, chống oxy hóa, chống mòn, rhodium có thể dùng làm chất xúc tác lý tưởng. Ảnh: Getty

Do vậy, rhodium thường được sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác trong ngành công nghiệp ô tô, làm lớp phủ cứng và sáng trên các kim loại khác. Ảnh: Getty

Do vậy, rhodium thường được sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác trong ngành công nghiệp ô tô, làm lớp phủ cứng và sáng trên các kim loại khác. Ảnh: Getty

Ngoài ra, rhodium còn được sử dụng trong sản xuất linh kiện điện tử, thường được dùng trong mạch điện và đầu nối. Ảnh: Getty

Ngoài ra, rhodium còn được sử dụng trong sản xuất linh kiện điện tử, thường được dùng trong mạch điện và đầu nối. Ảnh: Getty

Là vật liệu sáng bóng và chống xỉn màu, rhodium được sử dụng làm lớp hoàn thiện cho đồ trang sức, gương phản chiếu. Ảnh: Getty

Là vật liệu sáng bóng và chống xỉn màu, rhodium được sử dụng làm lớp hoàn thiện cho đồ trang sức, gương phản chiếu. Ảnh: Getty

 Kim loại quý hiêm này cũng được tìm thấy trong máy tạo nhịp tim, thông qua hợp kim với bạch kim. Ảnh: Getty

Kim loại quý hiêm này cũng được tìm thấy trong máy tạo nhịp tim, thông qua hợp kim với bạch kim. Ảnh: Getty

Rhodium cứng và có nhiệt độ nóng chảy cao ở mức 1.963 độ C. Do nhiệt độ nóng chảy cao nên thợ kim hoàn khó chế tác rhodium hơn các kim loại khác. Ảnh: Getty

Rhodium cứng và có nhiệt độ nóng chảy cao ở mức 1.963 độ C. Do nhiệt độ nóng chảy cao nên thợ kim hoàn khó chế tác rhodium hơn các kim loại khác. Ảnh: Getty

Hoàng Minh (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/nhung-dieu-it-biet-ve-kim-loai-quy-con-dat-hon-vang-2081077.html