Màu sắc tương phản của đào Nhật Tân sau khi nước sông Hồng rút.
Người dân làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên dọn dẹp cây chết do ngập nước lâu ngày.
Hơn 20 ha trồng quất của Làng nghề Quất truyền thống Tứ Liên ven sông Hồng bị hư hỏng, mất trắng sau đợt ngập lịch sử.
Phần lớn diện tích trồng quất của người dân làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên bị hư hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Phần lớn diện tích trồng đào ven sông Hồng của làng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) bị chết sau đợt ngập lịch sử.
Vẻ xác xơ một màu nâu đất trên diện tích trồng đào Nhật Tân.
Ông Phạm Văn Chính ở làng đào Phú Thượng bị hư hỏng 500 gốc đào, ước tính thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.
Ngập nước lâu ngày khiến nhiều diện tích trồng đào làng Phú Thượng chết do thối rễ.
Nước ngập sâu nhiều ngày khiến diện tích trồng đào ven sông Hồng của làng Phú Thượng bị hư hỏng nặng.
Bà Ngô Thị Ngà ở Làng nghề trồng quất cảnh Tứ Liên đang cố gắng rửa lá để cứu cây.
Hơn 400 cành đào của ông Đỗ Văn Thăng (làng Phú Thượng) bị chết do ngập nước, thiệt hại ước tính hơn 200 triệu đồng.
Làng nghề trồng quất cảnh Tứ Liên có 40 ha trồng quất (30 ha quất cảnh, 10 ha quất thương phẩm) thì 20 ha bị mất trắng, 12 ha bị hư hỏng, 2/3 do ngập nước.
Ông Hoàng Tuấn Ngọc (Làng nghề trồng quất truyền thống Tứ Liên) đang thu dọn cây quất bị chết tại vườn.
Gia đình bà Phạm Thị Tính có khoảng 900 cây quất bị ngập nước, hư hỏng.
Làng nghề trồng quất cảnh Tứ Liên có 40 ha trồng quất (30 ha quất cảnh, 10 ha quất thương phẩm) thì 20 ha bị mất trắng, 12 ha bị hư hỏng, 2/3 do ngập nước.
Nước sông Hồng dâng cao do bão số 3 khiến nhiều người dân trồng đào Nhật Tân lâm vào cảnh "trắng tay".
Nước sông Hồng dâng cao do bão số 3 khiến nhiều người dân trồng đào Nhật Tân lâm vào cảnh "trắng tay".
Người dân làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên dọn dẹp cây chết do ngâm trong nước lâu ngày.
Hoàng Hiếu (TTXVN)