Nghề vác lúa mướn ở miền Tây

Giữa trưa nắng nóng như đổ lửa, những tấm lưng gầy ướt đẫm mồ hôi vác từng bao lúa nặng nhọc...

Một số địa phương ở miền Tây đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ lúa vụ đông xuân 2022-2023.

Thông thường sau khi thu hoạch, lúa được vận chuyển ra các bờ kênh để thương lái đến cân và cho bốc vác xuống ghe chở về các nhà máy xay xát, chế biến. Đây cũng là thời điểm nghề bốc vác lúa bắt đầu vào vụ.

Mạnh hay yếu cũng vác bằng nhau

Nắng nóng 37-39 độ C, mùa này, người làm nghề bốc vác phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Mỗi đội vác lúa có 15-20 người, chủ yếu là thanh niên lực lưỡng. Trung bình mỗi ngày đội có thể vác được 150-170 tấn lúa.

Đa phần những người làm nghề vác lúa là lao động thời vụ, công việc tuy có nặng nhọc nhưng thu nhập ổn định 500.000-600.000 đồng/ngày. Ảnh: HUỲNH DU

Đa phần những người làm nghề vác lúa là lao động thời vụ, công việc tuy có nặng nhọc nhưng thu nhập ổn định 500.000-600.000 đồng/ngày. Ảnh: HUỲNH DU

Những bao lúa nặng mấy chục ký vác trên vai, thế nhưng họ vẫn trêu đùa, cười nói vui vẻ như để quên đi mệt nhọc. Họ hăng say lao động hòa cùng niềm vui một vụ mùa thắng lợi cùng nông dân.

Anh Nguyễn Văn Thanh (đội trưởng đội bốc vác xã Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh) cho biết: “Làm nghề bốc vác lúa cực lắm! Giờ giấc thất thường, chỉ cần nghe thông báo chỗ cân lúa là chạy đến ngay, không phân biệt xa gần. Có lúc 4 giờ sáng đã phải chạy lại để vác lúa xuống ghe cho kịp con nước. Lúc ghe di chuyển thì tranh thủ ăn uống lấy sức để làm tiếp.

“Giờ này vẫn chưa ăn cơm là chuyện thường. Làm nghề này giờ giấc thất thường lắm, cứ vác hết chủ này lại đến chủ khác, chuyển chủ thì tranh thủ ăn uống lấy sức làm tiếp,có lúa thì vác, chứ không giành giật nhau. Yếu hay mạnh gì cũng vác bằng nhau cả, sau khi mỗi bao lúa được cân xong thì chúng tôi thay phiên nhau vác”- anh Nguyễn Văn Thanh, trưởng nhóm nói sau khi đỡ bao lúa lên vai đồng nghiệp.

“Giờ này vẫn chưa ăn cơm là chuyện thường. Làm nghề này giờ giấc thất thường lắm, cứ vác hết chủ này lại đến chủ khác, chuyển chủ thì tranh thủ ăn uống lấy sức làm tiếp,có lúa thì vác, chứ không giành giật nhau. Yếu hay mạnh gì cũng vác bằng nhau cả, sau khi mỗi bao lúa được cân xong thì chúng tôi thay phiên nhau vác”- anh Nguyễn Văn Thanh, trưởng nhóm nói sau khi đỡ bao lúa lên vai đồng nghiệp.

Mỗi đội vác lúa thuê thường có khoảng 15-20 người, đa phần là lao động chính trong gia đình. Ngoài vác lúa thuê, họ còn làm thêm nhiều nghề khác như làm phụ hồ, công nhân… tới mùa lúa họ đi vác lúa. Có vất vả nhưng thu nhập ổn định.

Địa phương cũng thường xuyên tạo điều kiện để những người này thành lập đội nhóm, giúp họ liên hệ với các chủ cơ sở, các lái thu mua… để có thể kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Ông LƯU THANH NGA, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Bình, huyện Tân Thạnh

Đội bốc vác có đến mấy chục người, yếu hay mạnh thì cũng vác bằng nhau nhưng mình cùng hỗ trợ cho anh em nào bị bệnh, hay sức khỏe yếu một chút”.

Gần 12 giờ trưa, cái nắng chang chang đổ trên đầu, mồ hôi thấm ướt áo nhưng nhóm bốc vác vẫn hối hả thi nhau vác từng bao lúa từ trên bờ kênh xuống ghe. Thi thoảng, mọi người trong nhóm vác lúa thay ca nhau, ai vác lâu, mệt ra đứng đỡ lúa lên vai người khác và người kia sẽ vào vác thay.

Nhọc nhằn xổ, vác lúa xuống ghe

Riêng nhóm xổ lúa, nhìn tưởng chừng nhẹ nhàng với công việc cắt dây và đổ lúa ra ghe nhưng thật ra không phải vậy, phải dùng sức để xổ một bao lúa nặng trên dưới 50 kg. Chỉ chưa đầy nửa tiếng đồng hồ, gần 500 bao lúa đã được 10 người trong nhóm “giải tán” thật nhanh gọn. “Anh em làm liên tục cả ngày như vậy không phải ai cũng làm nổi đâu. Tuy nặng nhọc nhưng thu nhập ổn định 500.000-600.000 đồng/ngày” - anh Thanh cho biết.

Riêng nhóm xổ lúa, nhìn tưởng chừng nhẹ nhàng với công việc cắt dây và đổ lúa ra ghe nhưng thật ra không phải vậy, phải dùng sức để xổ một bao lúa nặng trên dưới 50 kg

Riêng nhóm xổ lúa, nhìn tưởng chừng nhẹ nhàng với công việc cắt dây và đổ lúa ra ghe nhưng thật ra không phải vậy, phải dùng sức để xổ một bao lúa nặng trên dưới 50 kg

Vác lúa xuống ghe, người vác không chỉ chịu đựng sức nặng trên vai mà còn phải tập trung chú ý sao cho khéo léo từng bước chân đi qua cây cầu nối giữa bờ và ghe bằng một tấm ván với bề rộng chỉ bằng chiều dài của bàn chân người lớn.

Nếu ghe nằm gần bờ, đoạn cầu bắc ngang không dài lắm, việc đi lại cũng không khó mấy, sợ nhất là khi gặp ghe lớn không cập sát bờ được, phải bắc cây cầu dài. Người vác lúa đi trên cầu, thỉnh thoảng lỡ bước hụt chân, thế là cả người lẫn lúa… rớt luôn xuống sông, cũng coi là chuyện thường.

Chỉ vào những vai áo bạc thếch, lấm lem và những vết trầy do lúa “liếm” ở cổ cộng thêm mồ hôi thấm ướt, anh Thanh nói: “Mùa này trời nắng ráo còn đỡ, những ngày trời mưa gió công việc khó gấp trăm lần. Nhiều hôm phải đội mưa vác lúa, đường lên xuống trơn trượt, té ngã như chơi”.

Vác lúa, nghề không dễ làm, để vác được những bao lúa nặng từ 45-50 kg đòi hỏi người vác phải có sức khỏe tốt. Công việc nặng nhọc, vất vả nhưng đổi lại họ được khoảng thu nhập khá trang trải cuộc sống gia đình.

Vác lúa, nghề không dễ làm, để vác được những bao lúa nặng từ 45-50 kg đòi hỏi người vác phải có sức khỏe tốt. Công việc nặng nhọc, vất vả nhưng đổi lại họ được khoảng thu nhập khá trang trải cuộc sống gia đình.

Anh Lê Thanh Phong (37 tuổi, xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh)

Anh Lê Thanh Phong (37 tuổi, xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh)

Còn anh Lê Thanh Phong (37 tuổi, xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh), người có thâm niên với nghề bốc vác, chia sẻ: “Nghề này tuy cực nhưng được cái có tiền, giải quyết việc làm thường xuyên cho lao động nông thôn. Trước đây tôi làm công nhân nhưng sau dịch COVID-19 thì xin nghỉ, theo nghề vác lúa.

Một vụ lúa thu hoạch, những người vác lúa làm khoảng 20 ngày đến một tháng. Hết vụ về mỗi người cứ làm việc thường ngày của mình. Có người làm ruộng, người nuôi bò hoặc làm thuê làm mướn, tới vụ sau lại đi bốc vác tiếp. Công việc nặng nhọc, vất vả nhưng đổi lại họ được khoản thu nhập khá, giúp trang trải cuộc sống gia đình”.

58 tuổi, gần 20 năm làm nghề

Gắn bó với nghề bốc vác lúa gần 20 năm, hơn ai hết, ông Nguyễn Văn Bé Hai (58 tuổi, xã Thiện Trung, huyện Cái Bè, Tiền Giang) hiểu rất rõ khó khăn, nhọc nhằn của nghề bốc vác.

Ông Hai chia sẻ: “Những năm trước, người bốc vác lúa phải đưa lúa từ trong ruộng ra, tiền công tính theo mẫu. Ruộng xa hay gần bờ sông, tùy quãng đường đi giá có khác nhau. Gần thì 150.000 đồng/mẫu, xa giá cao hơn, 170.000-200.000 đồng/mẫu. Nhưng nay máy cày chạy vô tới ruộng chở lúa ra tận bờ nên tụi tôi chỉ việc bốc từ bờ xuống ghe thôi, giá 65.000 đồng/tấn lúa.

Một bao lúa nặng 45-50 kg, bữa nào vác nhiều là về ê ẩm, đau nhức khắp người! Nhưng hôm sau lái kêu cũng phải đi vác, nghỉ thì mất mối, không ai kêu. Bình quân người vác 12-20 tấn lúa/ngày, thu nhập 500.000-600.000 đồng/ngày. Khi vào vụ, đội bốc vác phải làm việc từ sáng sớm đến tận chiều tối, thậm chí không nghỉ trưa”.

Ông Nguyễn Văn Bé Hai hiểu rất rõ khó khăn, nhọc nhằn của nghề bốc vác. Ảnh: HUỲNH DU

HUỲNH DU

Nguồn PLO: https://plo.vn/nghe-vac-lua-muon-o-mien-tay-post728014.html