Nghề chẻ đá Tây Gio Linh

Miền Tây Gio Linh được thiên nhiên kiến tạo có trữ lượng đá tự nhiên dồi dào. Những bãi đá này tập trung chủ yếu ở các xã Gio An, Gio Sơn, Phong Bình, Linh Hải...Vì vậy mà nghề đá ở miền Tây Gio Linh ngày càng hưng thịnh, quy mô ngày càng được mở rộng hơn.

Theo ước tính ở khu vực các xã miền Tây Gio Linh hiện có gần 200 hộ với trên 500 lao động sống bằng nghề chẻ đá, trong đó đông nhất vẫn là các các xã Gio Sơn, Gio An, Phong Bình.

Đá được người dân tập kết về bãi

Đá được người dân tập kết về bãi

thợ chẽ đá tiến hành đẻo, đục thành đá sản phẩm

thợ chẽ đá tiến hành đẻo, đục thành đá sản phẩm

thợ chẽ đá tiến hành đẻo, đục thành đá sản phẩm

thợ chẽ đá tiến hành đẻo, đục thành đá sản phẩm

Đá thành phẩm được tập kết để xuất bán ra thị trường

Đá thành phẩm được tập kết để xuất bán ra thị trường

Để có được những viên đá thành phẩm phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên các thợ đá phải lựa chọn tìm mua đá nguyên liệu là những khối đá to tập kết về địa điểm chẻ đá. Có được đá nguyên liệu, thợ chẻ đá phải tính toán, lựa thế để dùng các dụng cụ là búa, ve, chạm và máy khoan để chia nhỏ khối đá. Từ những tảng đá nhỏ này, người thợ đá tiếp tục tạo ra những viên đá thành phẩm.

Hiện nay đá viên đang được thị trường xây dựng ưa chuộng nên nghề chẻ đá có cơ hội nâng cao thu nhập. Cho dù đặc thù công việc là nặng nhọc và không ít khó khăn nhưng bình quân mỗi ngày 1 người thợ chẻ đá có thu nhập từ 300.000 đến 500.000 đồng. Vì vậy, có rất nhiều người “sống được” bằng nghề chẻ đá, nhiều hộ gia đình có điều kiện cho con cái học hành thành đạt.

Ảnh: Trần Tuyền

Nguồn Quảng Trị: http://www.baoquangtri.vn/nghe-che-da-tay-gio-linh-185795.htm