Trang Indonesiawindow ngày 30/4 đăng bài viết nhận định Việt Nam đã có những bước đổi thay và phát triển mạnh mẽ sau dấu mốc lịch sử 30/4/1975 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thế giới đang bước vào giai đoạn biến chuyển chưa từng thấy. Những cuộc cách mạng công nghệ về trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, năng lượng tái tạo và y sinh học đang đồng thời định hình lại trật tự toàn cầu. Trong bối cảnh này, quốc gia nào nắm bắt được công nghệ mới không chỉ rút ngắn con đường đến thịnh vượng mà còn củng cố nền tảng bảo vệ độc lập, chủ quyền. Ở ngưỡng cửa phát triển mới, Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó.
Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng toàn cầu, điện gió ngoài khơi đang nổi lên như một trong những giải pháp chiến lược giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Với tiềm năng lên tới hàng trăm gigawatt, lĩnh vực này không chỉ mở ra cơ hội bảo đảm an ninh năng lượng mà còn thu hút được làn sóng đầu tư nước ngoài trị giá hàng tỷ USD. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, Việt Nam cần sớm xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng và ổn định nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững cho ngành công nghiệp non trẻ nhưng đầy hứa hẹn này.
Hiện nay có tình trạng nhiều doanh nghiệp 'không muốn lớn, không chịu lớn' bởi lo ngại 'rừng' thủ tục hành chính phiền hà và phải gánh nhiều chi phí phát sinh trong sản xuất kinh doanh. Phóng viên báo Tin tức và Dân tộc đã có cuộc trao đổi với ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội (Hanoisme) về vấn đề này.
Bất động sản xanh đang dần trở thành tiêu chí quan trọng trong lựa chọn của người mua nhà Việt Nam, đặc biệt ở thế hệ trẻ.
Cùng với nỗ lực của Chính phủ trong đàm phán hiệp định thương mại và mở rộng thị trường việc làm ở nước ngoài, lao động Việt Nam ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu khắt khe trong những lĩnh vực đòi hỏi kỹ năng cao như y tế, kỹ thuật, xây dựng và công nghệ thông tin.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 1/5/2025 giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:
Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao triển vọng kinh tế Việt Nam với các chỉ số tăng trưởng ấn tượng, dòng vốn FDI mạnh mẽ và cải cách thể chế sâu rộng. Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hóa – du lịch cũng đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc nâng tầm hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.
Sau khi sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM sẽ sở hữu chiều dài bờ biển đáng kể và hoàn toàn có thể học hỏi Dubai bằng cách xây dựng một khu kinh tế biển với quy chế đặc biệt, tương tự như mô hình Dubai Maritime City.
Trong bối cảnh thế giới đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới sau đại dịch, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang trở thành động lực then chốt thúc đẩy kinh tế toàn cầu.
Sáng 1/5, giá vàng thế giới tiếp tục quay đầu đi xuống trong khi giá vàng trong nước đứng yên do đang trong kỳ nghỉ lễ.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn nhiều bất định, các định chế tài chính quốc tế lớn như WB và ADB vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025.
Trong tháng 4/2025, nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với những cú sốc bất ổn nghiêm trọng bắt nguồn từ chính sách thuế quan cứng rắn của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Các mức thuế nhập khẩu cao kỷ lục, đặc biệt với hàng hóa Trung Quốc, đã gây ra biến động mạnh trên thị trường tài chính, làm xói mòn niềm tin kinh doanh và đẩy nền kinh tế thế giới đến gần nguy cơ suy thoái.
HNN.VN - Ngân hàng Thế giới (World Bank) mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 của Thái Lan từ 2,9% xuống 1,6%, đánh dấu mức dự báo thấp nhất trong các quốc gia ASEAN.
Ngày 28/4, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ khẳng định, trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam mới đây, hai bên đã đạt được những thành quả thiết thực, trong đó có nhiều dự án hợp tác mang tính đột phá, thúc đẩy việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa chiến lược.
Nhân dân Việt Nam đang sống trong những ngày tháng đầy ắp những kỷ niệm đẹp về 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước. Hòa trong không khí hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử của Dân tộc, chúng ta cùng tự hào nhìn lại những dấu ấn quan trọng về kinh tế - xã hội từ sau mốc son Chiến thắng 30/4/1975 đến thời khắc quan trọng hôm nay khi cả nước đang chuẩn bị bước sang kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.
Từ một nước nghèo, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ trở thành quốc gia tiệm cận mức thu nhập trung bình cao. Quy mô GDP tăng gấp 246 lần sau 3 thập kỷ, tổng thu nhập quốc gia theo giá thực tế sắp chạm mốc 10 triệu tỷ đồng.
Siem Reap là địa phương trọng tâm trong chiến lược phát triển du lịch của Campuchia, với điểm nhấn là quần thể di tích Angkor nổi tiếng.
HNN.VN - Đối mặt với khoản thiếu hụt tài chính đáng kinh ngạc 4.000 tỷ USD/năm cho phát triển và trong bối cảnh các cuộc chiến thương mại gia tăng hiện nay, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi cần có hành động khẩn cấp để cứu vãn các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và khôi phục sự hợp tác quốc tế.
Tín dụng xanh đang được kỳ vọng là dòng vốn chủ lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc thiếu Danh mục phân loại xanh quốc gia đã trở thành một trong những rào cản lớn nhất, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp, ngân hàng và cơ quan quản lý trong quá trình triển khai thực tế.
Tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 2,43 điểm hay Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam ở mức 5,8% trong năm 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 28/4.
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tiếng vào tối 28/4 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới bất ngờ tăng mạnh 40 USD, vượt mốc 3.300 USD, sau chuỗi ngày suy yếu.
Theo Ngân hàng Thế giới, trong khi không gian can thiệp của chính sách tiền tệ vẫn còn hạn chế, chính sách tài khóa vẫn có thể hỗ trợ tăng trưởng, đặc biệt là thông qua đầu tư để thu hẹp khoảng cách cơ sở hạ tầng mới nổi.
Chiếm khoảng 39% tổng lượng phát thải khí nhà kính (bao gồm xây dựng và vận hành công trình), lĩnh vực bất động sản đang có những chuyển dịch tích cực nhằm đóng góp vào mục tiêu quốc gia; thị trường bất động sản xanh, với các công trình trung hòa carbon và đạt chứng chỉ xanh, nổi lên như một xu hướng tất yếu, vừa đáp ứng yêu cầu bền vững, vừa mang lại giá trị kinh tế thiết thực cho chủ đầu tư.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) vừa đưa ra báo cáo về xu hướng 'carbon-neutral' (cân bằng lượng khí thải carbon mà doanh nghiệp tạo ra với lượng khí thải được loại bỏ hoặc bù đắp) và Chứng chỉ xanh. Theo đánh giá của VARS, đây sẽ là xu hướng tất yếu, mang lại lợi ích 'kép'. Không chỉ là một bước tiến phù hợp với cam kết Net Zero của Việt Nam đến năm 2050, mà còn là lựa chọn chiến lược để các chủ đầu tư khẳng định vị thế, gia tăng giá trị tài sản và khả năng tiếp cận nguồn vốn xanh trong dài hạn.
Sự bất định gia tăng về thương mại đang làm trầm trọng thêm gánh nặng nợ nần và áp lực suy giảm tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển...
Các dự án nhà ở đạt chứng chỉ xanh được nhận định có mức tăng giá ổn định và khả năng giữ giá ngay trong giai đoạn thị trường biến động…
Nhiều ý kiến băn khoăn, tiền ảo Bitcoin, Ethereum, tín chỉ carbon có được coi là tài sản đảm bảo để thế chấp vay vốn ngân hàng?
Các Ngoại trưởng BRICS bắt đầu nhóm họp trong ngày hôm nay (28/4) tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil) để thống nhất lập trường ứng phó với những mối đe dọa từ chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong bối cảnh các nhà đầu tư quốc tế đặt tiêu chí ESG lên hàng đầu trong các quyết định rót vốn, các chủ đầu tư thực hiện dự án bất động sản (BĐS) xanh có thể tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi thông qua các định chế tài chính quốc tế uy tín.
Tín chỉ carbon đang trở thành công cụ quan trọng giúp các quốc gia và doanh nghiệp giảm thiểu khí thải, góp phần vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững toàn cầu.
Không chỉ là giải pháp cho bài toán môi trường, xu hướng 'xanh hóa' bất động sản còn mang đến 'lợi nhuận kép' cho các chủ đầu tư Việt Nam thông qua chính sách ưu đãi, hiệu quả kinh tế và cơ hội tiếp cận nguồn vốn xanh quốc tế.
Tại phiên thảo luận Hội thảo 'Tài sản bảo đảm ngân hàng – Những vấn đề quan tâm hiện nay' do Thời báo Ngân hàng tổ chức sáng 28/4, các chuyên gia đều cho rằng, tài sản số, tín chỉ carbon đều có giá trị tích cực và cần thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Chính vì vậy, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý công nhận tài sản số, tín chỉ carbon là tài sản bảo đảm.
Giá vàng giảm khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung lắng xuống, làm giảm nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn.
Các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã quy tụ về Washington (Mỹ) trong tuần qua với hy vọng tìm kiếm sự rõ ràng về điều kiện cần thiết để được giảm nhẹ phần nào tác động từ chính sách thuế quan đa tầng của Tổng thống Donald Trump, cũng như đánh giá mức độ tổn thất mà chính sách này sẽ gây ra cho kinh tế thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các quan chức đã ra về với nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời thỏa đáng.
Trong 50 năm qua, ngành Nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, chuyển từ chỗ thiếu hụt lớn thành nước bảo đảm được an ninh lương thực trong nước, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu với lượng gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới. An ninh lương thực được bảo đảm đã góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam từ độc canh lúa chuyển dần sang phát triển nông nghiệp tương đối toàn diện…
Theo Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương được phát hành vào tháng 4/2025, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 5,8% trong năm 2025.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều rủi ro, bất ổn, đặc biệt là 'cú sốc' thuế quan của Mỹ, nhiều tổ chức quốc tế đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025.
Theo chuyên gia, việc phát triển các công trình xanh không chỉ đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường mà còn là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho các chủ đầu tư khi nhu cầu mua bất động sản xanh của người mua và nhà đầu tư gia tăng.
Lần đầu tiên trong hơn 60 năm, Ấn Độ đình chỉ Hiệp ước sông Ấn, khiến dòng nước – vốn nuôi sống hàng triệu người Pakistan – trở thành công cụ gây áp lực địa chính trị giữa lúc căng thẳng Kashmir leo thang.
Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu tụ họp tại Washington tuần này đã thở phào nhẹ nhõm rằng trật tự kinh tế lấy Mỹ làm trung tâm đã tồn tại trong 80 năm qua vẫn còn giữ được, trước cách tiếp cận 'hướng nội' của Tổng thống Trump.
Một số thông tin và sự kiện chính của kinh tế thế giới trong tuần từ ngày 21-27/4/2025 do VnEconomy điểm lại...
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhiều khả năng sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong cuộc họp thường kỳ tháng Sáu tới, tuy nhiên mức giảm dự báo chỉ ở ngưỡng 0,25 điểm phần trăm.
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025