Ngắm những chiếc đèn nghìn tuổi cực tinh xảo của người Việt cổ

Với sự phát triển của kỹ thuật đúc đồng, cách đây hơn 2.000 năm, cư dân Việt cổ thời kỳ Đông Sơn đã tạo ra nhiều cây đèn có kết cấu phức tạp như đèn có chân thuộc dạng tượng tròn hoặc đèn treo.

Đèn có chân tượng voi bằng đồng, thế kỷ 2-1 TCN, phát hiện tại Làng Vạc, Nghệ An. Hiện vật trong bài được giới thiệu trong trưng bày chuyên đề "Âm vang Đông Sơn", diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam.

Chi tiết khối tượng voi được tạo hình ở chân chiếc đèn 2.000 tuổi.

Đèn treo bằng đồng có quai trang trí hình người ngồi và chim, thế kỷ 2-1 TCN.

Cận cảnh hình người và chim trên quai đèn.

Đèn treo bằng đồng có quai trang trí hình người quỳ, người chơi nhạc cụ và chim công, thế kỷ 2-1 TCN.

Hình tượng chim công được tạo hình theo lối cách điệu trên đỉnh chiếc quai treo của đèn.

Đèn có chân tượng người quỳ bằng đồng, thế kỷ 2-1 TCN.

Tượng người đỡ đèn nhìn từ mặt sau.

Đèn có chân tượng hươu bằng đồng, thế kỷ 2-1 TCN.

Cận cảnh đĩa đèn đặt trên lưng hươu.

Đèn treo dạng thố có trang trí hình chim, thế kỷ 2-1 TCN.

Chi tiết hình chim trên vành của chiếc đèn.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ngam-nhung-chiec-den-nghin-tuoi-cuc-tinh-xao-cua-nguoi-viet-co-1964270.html