Mỹ chấm dứt khả năng thanh toán nợ trái phiếu của Nga
Hôm qua (24/5), Mỹ cho biết, sẽ loại bỏ con đường còn lại để Nga trả nợ hàng tỷ USD cho các nhà đầu tư quốc tế, khiến cho nguy cơ vỡ nợ của Nga lần đầu tiên kể từ Cách mạng Bolshevik chắc chắn xảy ra.
Trong một thông báo, Bộ Tài chính Mỹ nói rằng họ không có ý định gia hạn giấy phép cho phép Nga tiếp tục thanh toán cho các chủ nợ của mình thông qua các tổ chức ngân hàng của Mỹ.
Bộ Tài chính nước này đã cấp phép cho các ngân hàng thực hiện bất kỳ khoản thanh toán trái phiếu bằng đô la nào từ Nga kể từ vòng trừng phạt đầu tiên. Hạn chót đó là ngày hôm nay 25/5.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trước phiên điều trần của Ủy ban Các vấn đề Đô thị, Nhà ở và Ngân hàng Thượng viện. Ảnh: AP.
Đã có dấu hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ từ chối gia hạn khoản nợ thời hạn.
Tuần trước, tại một cuộc họp báo ở Koenigswinter, Đức , Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã tuyên bố rằng vẫn để mở một cửa sổ tồn tại "để cho một khoảng thời gian để quá trình chuyển đổi có trật tự diễn ra và cho các nhà đầu tư có thể bán chứng khoán."
Nga sẽ không thể trả nợ cho các nhà đầu tư trái phiếu quốc tế nếu nước này không được phép thông qua các tổ chức của Mỹ để giải quyết các khoản nợ của mình.
Điện Kremlin đã và đang thực hiện các cam kết của mình thông qua ngân hàng Mỹ như JPMorgan Chase và Citigroup.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga tại thủ đô Moskva. (Ảnh: AFP/TTXVN).
Theo Jay Auslander, một luật sư về nợ công cho hay hầu hết các nhà đầu tư vào trái phiếu Nga có khả năng đã bán số cổ phiếu nắm giữ của họ vào thời điểm hiện tại, biết rằng thời hạn cuối cùng đang đến gần.
Điện Kremlin dường như đã đoán trước rằng Mỹ sẽ không cho phép Nga tiếp tục thanh toán trái phiếu.
Ngay sau đó, Bộ Tài chính Nga đã trả trước hai khoản nợ trái phiếu đáo hạn trong tháng này để kịp thời hạn ngày 25 tháng Năm.
Được biết, các khoản nợ tiếp theo mà Nga sẽ phải thực hiện sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 23/6.
Những trái phiếu đó, giống như các khoản nợ khác của Nga, có thời gian ân hạn 30 ngày, điều này có thể khiến Nga phải tuyên bố vỡ nợ vào cuối tháng 7, trừ trường hợp khó xảy ra rằng xung đột Nga - Ukraine kết thúc trước khoảng thời gian đó.
Kể từ sau Cách mạng năm 1917, khi Đế quốc Nga tan rã và Liên bang Xô viết được thành lập, Nga đã không bị vỡ nợ đối với bất kì khoản vay quốc tế nào của mình.
Theo Auslander, vụ vỡ nợ lần này của Nga sẽ có ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì Nga đã bị chặn khỏi thị trường tài chính toàn cầu trong nhiều tháng và các nhà đầu tư đã lường trước được vấn đề.
Bên cạnh đó, các quan chức chính quyền Tổng thống Biden cũng đưa ra những tuyên bố tương tự.
Trong nhiều tháng, các nhà đầu tư đã khá chắc chắn rằng Nga sẽ vỡ nợ. Trong nhiều tuần, nhiều hợp đồng bảo hiểm bao gồm các khoản nợ của Nga đã định giá 80% rủi ro vỡ nợ, và các tổ chức xếp hạng như Standard & Poor's và Moody's đã đặt khoản nợ của nước này xuống mức tiêu cực.
Theo các nguồn tin, nếu như Nga vỡ nợ, bước tiếp theo có khả năng là Nga sẽ quay sang các tòa án Hoa Kỳ, Anh hoặc Châu Âu để lập luận rằng họ đã buộc phải vỡ nợ trong những trường hợp ngoài tầm kiểm soát của mình - một khái niệm trong tài chính được gọi là bất khả kháng - trong nỗ lực khôi phục chỗ đứng trên thị trường tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, có thể khó để thắng lập luận đó, ông Auslander nói, do thực tế là Nga đã bị cắt khỏi thị trường tài chính vì họ đã chọn tấn công Ukraine.
Lê Na (Theo AP)