MU: Từ thảm kịch Munich đến đỉnh cao châu Âu

Tháng 2/1958, MU gặp phải một vụ tai nạn máy bay ở Munich khiến 8 cầu thủ thiệt mạng. Mười năm sau, họ nâng cao Cúp C1 châu Âu.

Thảm kịch Munich

Sân bay Munich-Riem. Thứ Năm, ngày 6/2/1958, 3h04 chiều, chiếc BEA 609 hai động cơ, đăng ký G-ALZU, được đặt tên Lord Burghley, đâm vào đường băng trong lần cất cánh thứ ba. Trên tàu bay là thành phần CLB Manchester United, cùng phi hành đoàn, một số khách mời đặc biệt và các nhà báo ngày hôm trước đưa tin về trận lượt về tứ kết Cúp C1 châu Âu gặp Red Star tại Belgrade (3-3).

Nhà vô địch nước Anh đã giành quyền vào bán kết, nơi họ sẽ phải đối đầu với Milan.

Đội hình MU năm 1958

Chuyến bay rời thủ đô Nam Tư cũ lúc 9 giờ sáng, được yêu cầu dừng kỹ thuật tại sân bay xứ Bavaria để tiếp nhiên liệu trước khi tiếp tục lên đường đến Manchester. Hai lần cất cánh không thành công do vấn đề tăng tốc quá mức ở động cơ bên trái đã khiến cơ trưởng James Thain, 37 tuổi, một cựu phi công của Lực lượng Không quân Hoàng gia, mời tất cả hành khách rời tàu để xem xét các vấn đề kỹ thuật sâu hơn.

Hai mươi phút sau mọi người đã trở lại tàu. Lần thử cất cánh thứ ba kết thúc trong bi kịch. Máy bay trượt khỏi một khu vực nhếch nhác trên đường băng, húc đổ hàng rào sân bay, một ngôi nhà gần đó trước khi lao vào một nhà để xe và một xe tải bốc cháy. Thân máy bay tách thành hai nửa.

Trong số 44 hành khách, 23 người thiệt mạng. 20 người tử nạn ngay hiện trường và 3 người khác qua đời trong bệnh viện nơi họ nhập viện.

Bảy trong số những người thiệt mạng tại sân bay là các cầu thủ: Geoff Bent, Roger Byrne, Eddie Colman, Mark Jones, David Pegg, Tommy Taylor và Liam Billy Whelan. Nạn nhân thứ 8 là Duncan Edwards, 21 tuổi, đã 18 lần khoác áo ĐTQG và được coi là cầu thủ xuất sắc nhất bóng đá Anh thời điểm ấy.

Cái chết của Edwards được xác nhận 15 ngày sau đó tại một bệnh viện ở Munich.

Cũng trong số những người đã khuất còn có thư ký CLB và hai trợ lý của HLV Matts Busby, người đã tạo nên đội bóng trẻ tuyệt vời đang bắt đầu viết nên lịch sử bằng thứ bóng đá tấn công nhanh.

Hình ảnh về vụ tai nạn kinh hoàng ở Munich

Busby đã hồi phục một cách thần kỳ sau những vết thương của mình tại một phòng khám ở Thụy Sĩ. Ông nhận cảnh báo nguy hiểm đến tính mạng hai lần và đã không trở lại Anh cho đến ngày 18/4, 71 ngày sau vụ tai nạn.

Không khuất phục trước cái chết

Việc tái thiết đội ngay lập tức được khởi động bởi trợ lý khác của ông, Jimmy Murphy, người đã không đến Belgrade vì chuyện gia đình, và với sự giám sát của chính Matts từ phòng khám. Trong số 9 cầu thủ còn sống sót, Jackie Blanchflower và Johnny Berry, do chấn thương nghiêm trọng nên đã không bao giờ thi đấu trở lại. 7 người còn lại bước vào chu kỳ mới: Bobby Charlton trở thành đội trưởng của đội, cùng Gregg, Foulkes, Viollet, Wood, Morgans và Scanlon.

Tất cả đều đã qua đời ngoại trừ Sir Bobby Charlton, người hiện 84 tuổi, được chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ do tuổi già vào tháng 11 năm ngoái.

Chỉ 13 ngày sau vụ tai nạn, vào ngày 19/2, MU quay trở lại thi đấu. Trận đấu thuộc vòng 1/8 FA Cup với Sheffield Wednesday (3-0). Old Trafford chật kín người (58.250 người) để bày tỏ lòng kính trọng đối với đội bóng đã gắn bó với sự sống hết mình.

Hai người sống sót, thủ môn Gregg và hậu vệ Foulkes, có mặt trong đội hình 11 xuất phát. 4 cầu thủ có trận ra mắt: Brenan - người ghi 2 bàn, Crowtwer, Taylor và Pearson. 5 người còn lại là thành viên của đội, nhưng hầu như không thi đấu cho đến lúc đó: Greaves, Godwin, Cope, Webster và Dawson (1 bàn).

Kể từ ngày đó, đội thi đấu ở cả ba giải đấu với tinh thần cao nhất có thể. Ở giải VĐQG, CLB xếp thứ 9, kém nhà vô địch 21 điểm. Cho đến khi tai nạn xảy ra, họ đã có thêm 36 điểm, nhưng sau đó chỉ giành thêm bảy điểm với một chiến thắng duy nhất. Tại FA Cup, đội vào chung kết sau khi loại West Brom và Fulham ở tứ kết và bán kết, cùng theo kịch bản đá lại trận thứ hai.

HLV vĩ đại Matt Busby xuất hiện trở lại ở Wembley năm 1958

Trong trận chung kết, trên sân Wembley, trước 100.000 CĐV, MU để thua Bolton Wanderers 0-2. Matts Busby, đang chống nạng, đã xuất hiện trở lại trước công chúng sau thời gian dài hồi phục và trở lại tốt vào mùa giải tiếp theo. Đội đã đính chiếc khiên đặc biệt trên áo đấu, với hình ảnh một con phượng hoàng bay lên trên ngọn lửa.

Ở cúp châu Âu, đội không gặp may khi bị Milan loại khỏi bán kết.

Đỉnh cao châu Âu

Việc xây dựng lại đội bóng không khuất phục trước cái chết tuy chậm mà chắc. Matts Busby đã sử dụng tất cả kinh nghiệm của mình để chiêu mộ các cầu thủ từ khắp Vương quốc Anh nhằm đưa CLB trở lại với đội ngũ ưu tú trong nước và quốc tế.

Vì vậy, dần dần, họ hình thành những "Quỷ đỏ" với Stiles và Dunne (1960), Dennis Law (1962), George Best (1963), Connelly (1964), Stepney (1966), Kidd (1967)... Năm 63, CLB giành được danh hiệu đầu tiên của mình sau tai nạn, FA Cup, và vào các năm 1965 và 1967, đội giành hai chức vô địch Anh để trở lại cúp châu Âu.

Trong phiên bản năm 1966, MU dừng lại ở bán kết, nơi họ để thua Partizan - đội sau đó bị Real Madrid hùng mạnh đánh bại trong trận chung kết. Cùng năm đó, Anh trở thành nhà vô địch World Cup với ba cầu thủ của CLB trong đội: Bobby Charlton, Stiles và Connelly.

Mười năm và 114 ngày sau thảm kịch Munich (3.764 ngày), "Busby Babes" (những đứa trẻ của Busby) suất xuất sắc lọt vào trận chung kết của giải đấu châu Âu. Công trình vĩ đại được khôi phục chỉ trong một thập kỷ sắp được nhìn thấy ánh sáng.

Ở bán kết, Manchester đã loại Real Madrid. Trên sân nhà Old Trafford, đội thắng 2-1. Trong trận lượt về tại Bernabeu, sau khi bước vào giờ nghỉ với kết quả thua 1-3, đội quân của Busbay gỡ hòa ngoạn mục (3-3) để giành quyền vào chung kết.

MU vô địch Cúp C1 năm 1968

Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng cho dịp quan trọng ở Wembley, ngày 29/5/1968. Đối thủ là Benfica, được dẫn dắt bởi thủ lĩnh Eusebio vĩ đại. 90 phút kết thúc với tỷ số hòa (1-1). Các bàn thắng của hai đội được ghi bởi Bobby Charlton và Graca. Trong hiệp phụ, những "đứa trẻ" của Busby đã thả lỏng, kiểm soát thể lực sung mãn và ấn định tỷ số 4-1 với các bàn thắng của Best, Kidd, cùng một bàn khác của Bobby Charlton, đội trưởng và thủ lĩnh của họ.

Trong số 11 cầu thủ áo đỏ, ngoài Busby trên băng ghế kỹ thuật - người sẽ rời đội vào năm sau với sự hài lòng của nghĩa vụ được hoàn thành, có hai cầu thủ sống sót sau vụ tai nạn ở Munich, Bobby Charlton (31 tuổi) và hậu vệ Foulkes (36).

MU trở thành đội bóng Anh đầu tiên vô địch Cúp C1 châu Âu.

Tinh thần Busby một lần nữa được nhắc đến. MU chờ đợi ngày huy hoàng trở lại sau khoảng thời gian khó khăn thời hậu Sir Alex Ferguson.

Video những ký ức đẹp của Sir Bobby Charlton:

Ngọc Huy

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/the-thao/mu-tu-tham-hoa-munich-den-cup-c1-chau-au-817874.html