Lý do gây tiêu chảy

Người bị tiêu chảy có thể nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng. Tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước, suy nhược cơ thể.

Trẻ em bị tiêu chảy đi ngoài phân lỏng từ 3 lần/ngày trở lên. Ảnh: Freepik.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Thu Phương, khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần/ ngày trở lên hoặc tương đương với lượng phân lỏng từ 250g/ ngày trở lên.

Tiêu chảy được chia làm 3 loại: tiêu chảy cấp ( dưới 2 tuần); tiêu chảy kéo dài ( từ 14-29 ngày) và tiêu chảy mạn tính ( từ 30 ngày trở lên).

Các nguyên nhân thường gặp gây bệnh cảnh tiêu chảy

Virus

Nguyên nhân hay gặp nhất là do Rotavirus, có thể gặp tiêu chảy nặng ở trẻ dưới 2 tuổi. Có thể phòng bệnh được bằng cách cho trẻ uống vaccine.

Các virus khác có thể gặp như: Enterovirrus, Adenovirrus, CMV…

Vi khuẩn

E.Coli: có 5 typ gây bệnh, trong đó E.coli sinh độc tố ruột là căn nguyên hay gặp nhất. Trên lâm sàng có thể gặp tiêu chảy phân lẫn máu hoặc bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc nặng.

Samonella ( thương hàn): sốt cao, tiêu chảy, có thể có gan lách to.

Shigella ( Lỵ trực khuẩn): sốt cao, tiêu chảy phân nhày máu mũi, đau quặn, mót rặn.

Vibrrio Cholerae( Tả): gây tiêu chảy bằng độc tố , có thể gây mất nước và điện giải nặng: tiêu chảy phân đục trắng như nước vo gạo.

Ngoài ra một số loại vi khuẩn gây tiêu chảy bằng độc tố: Tụ cầu vàng ( nôn, tiêu chảy, đau bụng, thường không sốt); Clostridium perfingens ( gặp khi ăn phải thức ăn chưa chín hoặc thức ăn nấu lại); Closstridium botilum ( gây bệnh cảnh ngộ độc thịt).

Nhiễm ký sinh trùng

Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm một số loại ký sinh trùng như: Lỵ amip gây hội chứng lỵ, không sốt. Giardia lamblia, gây tiêu chảy không kèm theo sốt, đau bụng, chướng bụng, thường kéo dài.

Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở bệnh nhân HIV/AIDS: cryptosporidium, isospora, cylospora gây tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra, trẻ có thể tiêu chảy do nhiễm giun.

Các nguyên nhân khác không nhiễm khuẩn

- Co thắt đại tràng.

- Tác dùng phụ của thuốc: chống viêm không steroid, thuốc nhuận tràng, thuốc điều trị Gút…

- Bệnh lý viêm đường tiêu hóa như: viêm loét trực tràng chảy máu, bệnh Crohn.

- Hội chứng kém hấp thu gặp trong suy dinh dưỡng.

- Do bệnh lý khối u: u đường tiêu hóa, hoặc di căn ruột của các loại ung thư.

- Do căn nguyên nội tiết: đái đường, ung thư biểu mô, hội chứng Zollinger-Ellison.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Nguyễn Thuận

Nguồn Znews: https://znews.vn/ly-do-gay-tieu-chay-post1464419.html