Loay hoay tìm nhà

Triển lãm nhóm có sự tham gia của các nghệ sĩ trăn trở về sự mất kết nối với cội nguồn và bản thân. Khái niệm 'nhà' được khắc họa dưới những lăng kính, qua các chất liệu khác nhau.

 Trong ánh nắng chính hạ, triển lãm nhóm mang tên Nhà diễn ra trên con phố Hàng Bún (quận Ba Đình, Hà Nội). Buổi trưng bày có sự tham gia của 9 nghệ sĩ, bao gồm Anh, Zunng, Trần Thị Hội, Quyết Dương, Đinh Huệ, Cung Tuấn Minh, Cát Nguyên, Trâm Anh và Thịnh. Với chủ đề nhà, các tác phẩm được thực hiện trên các chất liệu khác nhau, phản ánh khái niệm "thuộc về" (belonging) qua thế giới quan của cả nghệ sĩ truyền thống và hiện đại.

Trong ánh nắng chính hạ, triển lãm nhóm mang tên Nhà diễn ra trên con phố Hàng Bún (quận Ba Đình, Hà Nội). Buổi trưng bày có sự tham gia của 9 nghệ sĩ, bao gồm Anh, Zunng, Trần Thị Hội, Quyết Dương, Đinh Huệ, Cung Tuấn Minh, Cát Nguyên, Trâm Anh và Thịnh. Với chủ đề nhà, các tác phẩm được thực hiện trên các chất liệu khác nhau, phản ánh khái niệm "thuộc về" (belonging) qua thế giới quan của cả nghệ sĩ truyền thống và hiện đại.

 Anh vừa là giám tuyển vừa đóng góp góp tác phẩm cho triển lãm Nhà. Từ nhỏ, cô theo bố mẹ đến Ấn Độ và Mỹ, sinh sống tại xứ sở cờ hoa đến hiện nay, luôn băn khoăn, trăn trở về nơi chốn mà trái tim, tâm hồn mình thuộc về. Tháng 1 năm nay, cô chính thức trở về Việt Nam thực hiện triển lãm đầu tay mang tên Duyên. Anh là người đặt ra đề bài cho các nghệ sĩ còn lại trong triển lãm Nhà, chung tay hoàn thiện buổi trưng bày nhóm.

Anh vừa là giám tuyển vừa đóng góp góp tác phẩm cho triển lãm Nhà. Từ nhỏ, cô theo bố mẹ đến Ấn Độ và Mỹ, sinh sống tại xứ sở cờ hoa đến hiện nay, luôn băn khoăn, trăn trở về nơi chốn mà trái tim, tâm hồn mình thuộc về. Tháng 1 năm nay, cô chính thức trở về Việt Nam thực hiện triển lãm đầu tay mang tên Duyên. Anh là người đặt ra đề bài cho các nghệ sĩ còn lại trong triển lãm Nhà, chung tay hoàn thiện buổi trưng bày nhóm.

 Nhà Là Cơ Thể Của Tôi Đây Này là tác phẩm điêu khắc tương tác có hình thù của một chiếc “am” lồng ngực. Trong lúc thực hành thiền, Anh nhận ra rằng căn nhà đầu tiên là cơ thể của chính mình. Trong khi đó, tác phẩm Tối Nay Ngủ Đâu? lại nói về những người vô gia cư, người tị nạn trên toàn thế giới. Nghệ sĩ sử dụng vật liệu tấm nệm bị bỏ đi để nói về nỗi trăn trở của cá nhân.

Nhà Là Cơ Thể Của Tôi Đây Này là tác phẩm điêu khắc tương tác có hình thù của một chiếc “am” lồng ngực. Trong lúc thực hành thiền, Anh nhận ra rằng căn nhà đầu tiên là cơ thể của chính mình. Trong khi đó, tác phẩm Tối Nay Ngủ Đâu? lại nói về những người vô gia cư, người tị nạn trên toàn thế giới. Nghệ sĩ sử dụng vật liệu tấm nệm bị bỏ đi để nói về nỗi trăn trở của cá nhân.

 Họa sĩ Zunng thực hiện 2 bộ tranh trong triển lãm, bao gồm bộ giấy bột và bộ sơn mài. Cô không chỉ là người quan sát mà còn dễ dàng đặt mình vào vị trí nhân vật trong tranh, tạo ra cảm giác khó đoán cho khán giả. Đặc điểm nổi bật trong quá trình thực hành nghệ thuật của Zunng là thời gian sáng tác tranh bột màu ngắn. Chất liệu đời sống thấm vào từng tế bào, điều khiển cánh tay của người nghệ sĩ, giúp họa sĩ hoàn thiện tác phẩm trong thoáng chốc. Bên cạnh chất liệu giấy bột, bộ tranh sơn mài mang tên Đứt Ruột của Zunng cũng được đặt tại vị trí trung tâm triển lãm. Các tác phẩm tái hiện khung cảnh đám ma, mô tả sự mất mát về mặt huyết thống, nói về tình thân và sự gắn kết máu mủ.

Họa sĩ Zunng thực hiện 2 bộ tranh trong triển lãm, bao gồm bộ giấy bột và bộ sơn mài. Cô không chỉ là người quan sát mà còn dễ dàng đặt mình vào vị trí nhân vật trong tranh, tạo ra cảm giác khó đoán cho khán giả. Đặc điểm nổi bật trong quá trình thực hành nghệ thuật của Zunng là thời gian sáng tác tranh bột màu ngắn. Chất liệu đời sống thấm vào từng tế bào, điều khiển cánh tay của người nghệ sĩ, giúp họa sĩ hoàn thiện tác phẩm trong thoáng chốc. Bên cạnh chất liệu giấy bột, bộ tranh sơn mài mang tên Đứt Ruột của Zunng cũng được đặt tại vị trí trung tâm triển lãm. Các tác phẩm tái hiện khung cảnh đám ma, mô tả sự mất mát về mặt huyết thống, nói về tình thân và sự gắn kết máu mủ.

 ThS Trần Thị Hội đem bộ tranh lụa khắc họa tình mẫu tử đến với triển lãm Nhà. Sự đột phá của các tác phẩm này là phương pháp trưng bày. Thông thường, tranh lụa được đặt sau lớp kính, ngăn chặn tác động ngoại lực. Tuy nhiên, đối với tác phẩm thứ nhất, họa sĩ đặt lụa trên lụa, tạo ra một thực thể chuyển động khi quan sát từ các hướng khác nhau. Bức họa thứ hai lại đặt lụa trên giấy dó truyền thống. Chất liệu lụa giống con người Trần Thị Hội, mềm mại nhưng dẻo dai.

ThS Trần Thị Hội đem bộ tranh lụa khắc họa tình mẫu tử đến với triển lãm Nhà. Sự đột phá của các tác phẩm này là phương pháp trưng bày. Thông thường, tranh lụa được đặt sau lớp kính, ngăn chặn tác động ngoại lực. Tuy nhiên, đối với tác phẩm thứ nhất, họa sĩ đặt lụa trên lụa, tạo ra một thực thể chuyển động khi quan sát từ các hướng khác nhau. Bức họa thứ hai lại đặt lụa trên giấy dó truyền thống. Chất liệu lụa giống con người Trần Thị Hội, mềm mại nhưng dẻo dai.

 Quyết Dương mang đến triển lãm 2 tác phẩm. Những câu tục ngữ như “Chị ngã em nâng” hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” trở thành cảm hứng cho các tác phẩm của Quyết Dương trong buổi trưng bày. Anh tái hiện sự giúp đỡ, tương trợ giữa anh em, bạn bè, đồng nghiệp trong những hoàn cảnh khó khăn, tình huống khốn cùng. Nhân vật trong tranh của Quyết Dương sở hữu cơ thể ngược chiều, nhưng vẫn giữ khuôn mặt điềm tĩnh, thản nhiên, phản ánh sự tĩnh tại mà con người thường cố gắng thể hiện ra khi nội tâm xáo trộn.

Quyết Dương mang đến triển lãm 2 tác phẩm. Những câu tục ngữ như “Chị ngã em nâng” hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” trở thành cảm hứng cho các tác phẩm của Quyết Dương trong buổi trưng bày. Anh tái hiện sự giúp đỡ, tương trợ giữa anh em, bạn bè, đồng nghiệp trong những hoàn cảnh khó khăn, tình huống khốn cùng. Nhân vật trong tranh của Quyết Dương sở hữu cơ thể ngược chiều, nhưng vẫn giữ khuôn mặt điềm tĩnh, thản nhiên, phản ánh sự tĩnh tại mà con người thường cố gắng thể hiện ra khi nội tâm xáo trộn.

 Đinh Huệ đưa các tác phẩm sơn dầu đến không gian trưng bày. Những bữa tối ấm cúng, quây quần xuất hiện trong tranh, gợi liên tưởng đến hình ảnh minh họa thường xuất hiện trong sách giáo khoa.

Đinh Huệ đưa các tác phẩm sơn dầu đến không gian trưng bày. Những bữa tối ấm cúng, quây quần xuất hiện trong tranh, gợi liên tưởng đến hình ảnh minh họa thường xuất hiện trong sách giáo khoa.

 Ngoài tranh sơn dầu, Đinh Huệ còn đem đến bộ tác phẩm khắc gỗ, tái hiện hình ảnh những chú ca voi. Triển lãm Nhà không chỉ nói về nơi cư trú của con người, mà còn nhắc đến môi trường sinh sống của loài vật. Ngoài ra, các tác phẩm này còn mang ý nghĩa về sự đánh đổi. Để con người có thể sống trong những ngôi nhà rộng rãi, tiện nghi, động vật cũng phải hy sinh nơi ở của mình.

Ngoài tranh sơn dầu, Đinh Huệ còn đem đến bộ tác phẩm khắc gỗ, tái hiện hình ảnh những chú ca voi. Triển lãm Nhà không chỉ nói về nơi cư trú của con người, mà còn nhắc đến môi trường sinh sống của loài vật. Ngoài ra, các tác phẩm này còn mang ý nghĩa về sự đánh đổi. Để con người có thể sống trong những ngôi nhà rộng rãi, tiện nghi, động vật cũng phải hy sinh nơi ở của mình.

 Cuối cùng, tác giả Cung Tuấn Minh góp một bức tranh tre vào triển lãm Nhà. Tác phẩm này lấy cảm hứng từ tranh Đông Hồ, thể hiện sự ứng dụng của chất liệu văn hóa truyền thống vào quá trình sáng tạo nghệ thuật. Với bức Gia Vệ, họa sĩ chọn hình ảnh chữ “Gia” (theo lối thể Triện), biến tấu thành hình ảnh người mẹ ôm ấp, bao bọc và bảo vệ đứa con.

Cuối cùng, tác giả Cung Tuấn Minh góp một bức tranh tre vào triển lãm Nhà. Tác phẩm này lấy cảm hứng từ tranh Đông Hồ, thể hiện sự ứng dụng của chất liệu văn hóa truyền thống vào quá trình sáng tạo nghệ thuật. Với bức Gia Vệ, họa sĩ chọn hình ảnh chữ “Gia” (theo lối thể Triện), biến tấu thành hình ảnh người mẹ ôm ấp, bao bọc và bảo vệ đứa con.

 Phim thơ thể nghiệm Thân Thể Rừng Thiêng nằm ở cuối hành trình triển lãm, là tác phẩm được thực hiện bởi nhà thơ Cát Nguyên, đạo diễn Trâm Anh và nhạc sĩ Thịnh. Cát Nguyên và Trâm Anh là 2 nghệ sĩ sống ở nước ngoài, về Việt Nam để hoạt động nghệ thuật, thuộc cộng đồng LGBTQIA+. Bộ phim là hành trình tìm về cội nguồn, quê hương và bản thân. Triển lãm Nhà diễn ra từ ngày 24/5-2/6 tại không gian nghệ thuật Manzi Exhibition Space (quận Ba Đình, Hà Nội).

Phim thơ thể nghiệm Thân Thể Rừng Thiêng nằm ở cuối hành trình triển lãm, là tác phẩm được thực hiện bởi nhà thơ Cát Nguyên, đạo diễn Trâm Anh và nhạc sĩ Thịnh. Cát Nguyên và Trâm Anh là 2 nghệ sĩ sống ở nước ngoài, về Việt Nam để hoạt động nghệ thuật, thuộc cộng đồng LGBTQIA+. Bộ phim là hành trình tìm về cội nguồn, quê hương và bản thân. Triển lãm Nhà diễn ra từ ngày 24/5-2/6 tại không gian nghệ thuật Manzi Exhibition Space (quận Ba Đình, Hà Nội).

Linh Vũ - Thụy Trang

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/loay-hoay-tim-nha-post1477205.html