Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên thành bão, TP. Đà Nẵng đã có mưa to kéo dài nhiều giờ đồng hồ đã khiến nhiều tuyến đường, khu dân cư nhiều địa bàn bị ngập nước. Hình ảnh này khiến nhiều người liên tưởng đến trận lũ lụt lịch sử năm 1964.
Trong trận lụt Giáp Thìn 1964, hơn 30.000 con heo, gà, trâu, bò ở Quảng Nam bị chết, xuôi theo dòng nước về tận vùng biển, ùn ứ lại thành một bờ đê xác súc vật...
Một góc phố Hội An trong trận lụt lịch sử 1964. Ba cậu bé ngồi vắt vẻo trên cửa sổ tầng lầu của một ngôi nhà.
Khung cảnh đìu hiu ngày lụt bão, 1964. Trận đại hồng thủy đó được lưu truyền trong dân gian với tên gọi "đại họa năm Thìn" và nó đã khiến nhiều làng mạc, dòng họ rơi vào cảnh tuyệt tự.
Người dân Hội An chèo thuyền trên những đường phố đã biến thành sông, 1964. Con số người chết được đưa ra trong trận lụt này là khoảng 6.000 người. Riêng tỉnh Quảng Nam có 2.500 người thiệt mạng, 22.447 nhà cửa bị hủy hoại.
Đường Nguyễn Thái Học, phố cổ Hội An trong trận lụt lớn năm 1950. Đây cũng là một trong những trận lụt lớn được ghi nhận trong lịch sử Hội An.
Cùng vào năm Thìn, đúng 120 năm về trước, vào năm 1904, một trận bão lớn ập vào Nam Bộ đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, gây thiệt hại lớn về mặt tài sản.
Thời điểm này hình ảnh ghi lại vẫn còn hạn chế, chỉ còn lại một số hình ảnh hiếm hoi nhưng cũng đủ để tượng tưởng ra sức ảnh hưởng khủng khiếp của trận lũ lịch sử năm ấy.
Tư liệu lịch sử cụ thể về trận bão này không nhiều, chủ yếu thông qua các bài báo thuật lại sau này hoặc qua văn học dân gian.
Nước ngập đến tận mái nhà. Cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề nhất ở khu vực Gò Công và vùng phụ cận. Hơn 60% nhà ở khu vực này bị sập, 5000 người chết trôi, 80% gia súc chết trong mưa bão... (Ảnh: Internet)
Trầm Phương