Liên Xô sẽ được lợi gì nếu gia nhập NATO?

Năm 1954, Liên Xô gửi công hàm đến chính phủ các nước Mỹ, Anh và Pháp, đề nghị xem xét việc Liên Xô gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Đơnxingianhập

Ý tưởng về việc Liên Xô gia nhập NATO xuất hiện ngay từ thời Stalin, ngay sau khi Liên minh quân sự này được thành lập năm 1949, nhưng giới lãnh đạo Liên Xô chờ vẫn đợi một lý do thích hợp để làm việc này. Năm 1954, lý do này đã xuất hiện liên quan đến việc chấm dứt chiến tranh Triều Tiên và nối lại tham vấn chung giữa Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp về việc giải quyết vấn đề của Đức và đảm bảo an ninh châu Âu.

Nói đúng ra, đề nghị của Liên Xô trước hết là đề cập đến việc ký kết hiệp ước toàn châu Âu về an ninh tập thể, với sự tham gia của Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức. Liên Xô lúc đó đã không coi khối quân sự này là tổ chức phòng thủ. Tuy nhiên, có thể làm cho nó trở thành phòng thủ, nếu có sự tham gia của tất cả các quốc gia trong liên minh chống phát xít trước đây. Vì vậy, Liên Xô đề nghị xem xét vấn đề nước này gia nhập Liên minh NATO.

Công hàm của Liên Xô nhấn mạnh: “Trong trường hợp này, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương sẽ không còn là tổ chức quân sự biệt lập nữa, mà sẽ cởi mở để cho các nước châu Âu khác tham gia, bên cạnh việc thành lập hệ thống an ninh tập thể hoạt động hiệu quả ở châu Âu. Điều đó sẽ có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc củng cố hòa bình chung”.

Khi thảo luận về vấn đề gửi công hàm, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã công khai với nhau rằng, bước đi của họ mang tính chất tuyên truyền thuần túy, và họ không hy vọng đơn xin gia nhập sẽ được chấp thuận. Trong khi đó, lãnh đạo Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác thường xuyên tuyên bố rằng, NATO không nhằm mục đích xâm lược quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào, mà được lập ra chỉ để phòng thủ chung. Lúc đó, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Georgy Malenkov, Bộ trưởng Ngoại giao Vyacheslav Molotov và Thứ trưởng Ngoại giao Andrei Gromyko cho rằng, nếu từ chối đề nghị của Liên Xô, thì các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ tự vạch trần và công khai công nhận rằng, NATO thực ra là nhằm chống lại Liên Xô và các đồng minh của nước này ở Đông Âu.

Quốc kỳ Liên Xô và cờ NATO. Ảnh: Globallookpress

LiênXô sẽlàmtê liệtNATOtừbêntrong

Các cường quốc phương Tây không sẵn sàng để Liên Xô gia nhập tổ chức quân sự của mình, nên họ đã từ chối. Giả sử, bỗng dưng họ đồng ý Liên Xô gia nhập NATO mà không có điều kiện tiên quyết nào, thì chắc chắn điều này sẽ làm tê liệt và tự hủy hoại NATO.

Trong Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương còn có nguyên tắc đồng thuận khi thông qua các quyết định về việc sử dụng lực lượng vũ trang chung. Đương nhiên, khi đó Liên Xô sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình đối với bất kỳ quyết định nào đi ngược lại với lợi ích của nước này.

Hơn nữa, Liên Xô còn sẽ dễ dàng biết những kế hoạch đóng quân, phát triển và sử dụng lực lượng chiến lược của Hoa Kỳ. Trong khi tất cả những kế hoạch tương tự của Liên Xô cũng sẽ được Mỹ biết đến, nhưng đó là vấn đề lớn nên Liên Xô sẽ biết cách giữ bí mật của riêng mình. Rõ ràng, việc Liên Xô gia nhập NATO sẽ gây ra sự e dè giữa tất các các nước thành viên và dẫn đến sự tan rã của khối.

Trong trường hợp NATO từ chối hay chấp thuận đề nghị gia nhập của Liên Xô, thì có lẽ giới lãnh đạo Liên Xô cũng sẽ chẳng mất mát gì.

Mỹsẽ đLiênXô gianhập, chỉkhihàngphục đượcnướcnày

Trong công hàm trả lời có đề cập ý kiến của Mỹ cho rằng, chính bộ máy và sức mạnh của Liên Xô đã cản trở nước này gia nhập NATO. Công hàm nhấn mạnh: “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương là tổ chức lớn hơn nhiều so với một tổ chức quân sự thuần túy, được thành lập trên nguyên tắc tự do cá nhân và chịu sự ràng buộc của pháp luật. Phương tiện phòng thủ của các nước thành viên NATO là thống nhất nhằm bảo vệ an ninh tập thể, vốn không thể đạt được nếu đứng riêng lẻ trước ưu thế vượt trội về quân sự của Liên Xô tại châu Âu kể từ năm 1945”.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu việc gia nhập NATO bỗng dưng trở thành mục tiêu đối với lãnh đạo Liên Xô, vì nó mà hòng làm thay đổi nền tảng tồn tại và học thuyết quốc phòng của nước này. Thứ nhất, đây là sự khước từ chủ nghĩa xã hội và chuyển sang dân chủ tư sản. Thứ hai, quan trọng hơn, đây là sự khước từ của Liên Xô đối với tầm ảnh hưởng của mình tại Đông Âu, làm cho lực lượng vũ trang của nước này suy yếu và giảm sút.

Như vậy, nếu Liên Xô tiếp tục cố tham gia NATO cho bằng được, thì các nước phương Tây sẽ ra điều kiện nhằm mục đích hạ thấp Liên Xô xuống ngang bằng vị thế một nước hạng hai trong lĩnh vực chính trị-quân sự. Và chỉ sau khi thực hiện những điều kiện này, họ mới đồng ý xem xét vấn đề Liên Xô gia nhập NATO.

Điềugì sẽxảyranếuNgagianhậpNATO?

Những năm 1990, Liên Xô không những rút khỏi các nước Đông Âu, mà còn chấm dứt sự tồn tại của mình. Sau đó, Liên bang Nga ra đời tuyên bố không theo chủ nghĩa xã hội và sẽ tiếp thu những giá trị của phương Tây.

Những tưởng sẽ không còn tồn tại những cản trở về ý thức hệ để Nga có thể gia nhập NATO. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán về vấn đề này, do hai đời Tổng thống Nga là Boris Eltsin và Vladimir Putin tiến hành, đều vấp phải việc Mỹ nhất quyết không chịu để Nga gia nhập khối quân sự này.

Và điều này có thể được lý giải. Cuộc khủng hoảng Kosovo năm 1999 đã cho thấy điều gì sẽ xảy ra, nếu Nga trở thành nước thành viên NATO. Khi đó, những trận ném bom xuống Nam Tư đã không thể xảy ra, nếu Nga dùng quyền phủ quyết với tư cách là thành viên của khối này.

Như vậy, có thể thấy chỉ duy nhất một phương án mà Nga có thể trở thành quốc gia thành viên NATO. Đó là nước này phải từ bỏ hoàn toàn những lợi ích đối ngoại của mình về mặt nguyên tắc.

Bởi lẽ, ngay cả nước Nga ngày nay còn có thể làm tê liệt “sự đoàn kết” của NATO, thì lẽ nào Liên Xô trước đây lại không thể tác động lên các “đồng minh” một khi gia nhập khối. Trong khi phương Tây thì không muốn điều này xảy ra.

QUỐCKHÁNH (theorussian7.ru)

Nguồn QĐND: https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-song/lien-xo-se-duoc-loi-gi-neu-gia-nhap-nato-665661