Lệnh trừng phạt chống Nga phá hủy ngành công nghiệp chiến lược của Mỹ

Mỹ đang phải chịu nhiều rắc rối từ các lệnh trừng phạt chống Nga, trong đó có cả ngành công nghiệp chiến lược.

Lệnh trừng phạt chống Nga đang gây rắc rối lớn cho Tập đoàn Boeing của Mỹ, đây là bằng chứng rõ ràng nhất về những mâu thuẫn trong chiến lược hiện tại.

Lệnh trừng phạt chống Nga đang gây rắc rối lớn cho Tập đoàn Boeing của Mỹ, đây là bằng chứng rõ ràng nhất về những mâu thuẫn trong chiến lược hiện tại.

Tập đoàn này đang hoạt động kém hiệu quả. Sau khi gặp sự cố với cánh cửa của chiếc máy bay 737 Max hồi đầu năm nay, họ nhận thấy mình đang bị dư luận giám sát gắt gao.

Tập đoàn này đang hoạt động kém hiệu quả. Sau khi gặp sự cố với cánh cửa của chiếc máy bay 737 Max hồi đầu năm nay, họ nhận thấy mình đang bị dư luận giám sát gắt gao.

Giờ đây gã khổng lồ trong ngành chế tạo máy bay này phải đối mặt với một vấn đề mới: không thể đáp ứng kế hoạch sản xuất dòng 787 Dreamliner do thiếu các bộ phận quan trọng từ Nga.

Giờ đây gã khổng lồ trong ngành chế tạo máy bay này phải đối mặt với một vấn đề mới: không thể đáp ứng kế hoạch sản xuất dòng 787 Dreamliner do thiếu các bộ phận quan trọng từ Nga.

Những lệnh trừng phạt của phương Tây được đưa ra nhằm gây tổn hại cho nền kinh tế Nga, tuy nhiên hiện nay các biện pháp này lại giáng đòn nặng nề vào chính họ.

Những lệnh trừng phạt của phương Tây được đưa ra nhằm gây tổn hại cho nền kinh tế Nga, tuy nhiên hiện nay các biện pháp này lại giáng đòn nặng nề vào chính họ.

Ấn phẩm UnHerd của Anh cho biết: "Lý do Boeing nhận được sự quan tâm sâu sắc như vậy là bởi vì công ty này là một phần của ngành chiến lược quan trọng".

Ấn phẩm UnHerd của Anh cho biết: "Lý do Boeing nhận được sự quan tâm sâu sắc như vậy là bởi vì công ty này là một phần của ngành chiến lược quan trọng".

"Duy trì lợi thế về công nghệ hàng không vũ trụ là điều cần thiết cho chiến lược địa chính trị của Mỹ, bởi trong tập đoàn này có cả thành phần quân sự và thương mại".

"Duy trì lợi thế về công nghệ hàng không vũ trụ là điều cần thiết cho chiến lược địa chính trị của Mỹ, bởi trong tập đoàn này có cả thành phần quân sự và thương mại".

Bằng cách duy trì vị trí dẫn đầu về công nghệ, Mỹ có thể giúp đỡ các đồng minh của mình và hình thành những liên minh toàn cầu. Việc mất đi vị thế nói trên, sự tụt hậu trong lĩnh vực này sẽ đẩy Washington vào thế khó xử.

Bằng cách duy trì vị trí dẫn đầu về công nghệ, Mỹ có thể giúp đỡ các đồng minh của mình và hình thành những liên minh toàn cầu. Việc mất đi vị thế nói trên, sự tụt hậu trong lĩnh vực này sẽ đẩy Washington vào thế khó xử.

"Việc các biện pháp trừng phạt chống lại Nga đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với một ngành công nghiệp chiến lược quan trọng của Mỹ nói lên sự mâu thuẫn trong chiến lược kinh tế và địa chính trị hiện tại".

"Việc các biện pháp trừng phạt chống lại Nga đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với một ngành công nghiệp chiến lược quan trọng của Mỹ nói lên sự mâu thuẫn trong chiến lược kinh tế và địa chính trị hiện tại".

"Các chương trình trừng phạt được thiết kế để hạn chế những nền kinh tế nước ngoài, tuy nhiên lệnh cấm nhằm vào Nga dường như đang cản trở chính phương Tây", tờ báo Anh nói rõ.

"Các chương trình trừng phạt được thiết kế để hạn chế những nền kinh tế nước ngoài, tuy nhiên lệnh cấm nhằm vào Nga dường như đang cản trở chính phương Tây", tờ báo Anh nói rõ.

Ấn phẩm UnHerd cho rằng các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thể đã chấp nhận được sự tàn phá đối với ngành công nghiệp châu Âu do giá năng lượng cao từ các lệnh trừng phạt chống Nga gây ra.

Ấn phẩm UnHerd cho rằng các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thể đã chấp nhận được sự tàn phá đối với ngành công nghiệp châu Âu do giá năng lượng cao từ các lệnh trừng phạt chống Nga gây ra.

Nhưng giờ đây họ lại đang chứng kiến các ngành công nghiệp quan trọng của chính mình bị đe dọa, đây là điều nằm ngoài dự kiến ban đầu.

Nhưng giờ đây họ lại đang chứng kiến các ngành công nghiệp quan trọng của chính mình bị đe dọa, đây là điều nằm ngoài dự kiến ban đầu.

Bên cạnh đó, hậu quả của cuộc chiến kinh tế do phương Tây phát động chống lại Trung Quốc có thể không kém phần thảm khốc.

Bên cạnh đó, hậu quả của cuộc chiến kinh tế do phương Tây phát động chống lại Trung Quốc có thể không kém phần thảm khốc.

Vấn đề là Liên minh châu Âu và Mỹ nhập khẩu nhiều hàng hóa quan trọng từ các nền kinh tế cạnh tranh thuộc câu lạc bộ BRICS, hơn là Trung Quốc mua từ các nước phương Tây.

Vấn đề là Liên minh châu Âu và Mỹ nhập khẩu nhiều hàng hóa quan trọng từ các nền kinh tế cạnh tranh thuộc câu lạc bộ BRICS, hơn là Trung Quốc mua từ các nước phương Tây.

Năm 2023, để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ về việc cấm bán chất bán dẫn tiên tiến cho nước này, chính phủ Trung Quốc đã đưa hai nguyên tố germani và gali vào danh sách hạn chế xuất khẩu. Điều này ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp phương Tây.

Năm 2023, để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ về việc cấm bán chất bán dẫn tiên tiến cho nước này, chính phủ Trung Quốc đã đưa hai nguyên tố germani và gali vào danh sách hạn chế xuất khẩu. Điều này ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp phương Tây.

"Ý tưởng cho rằng bạn có thể thoát khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu chỉ bằng một cái búng tay là một ảo tưởng nguy hiểm, có nguy cơ làm suy yếu không chỉ sự thịnh vượng kinh tế của phương Tây mà thậm chí cả sự ổn định xã hội", tờ báo Anh nói rõ.

"Ý tưởng cho rằng bạn có thể thoát khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu chỉ bằng một cái búng tay là một ảo tưởng nguy hiểm, có nguy cơ làm suy yếu không chỉ sự thịnh vượng kinh tế của phương Tây mà thậm chí cả sự ổn định xã hội", tờ báo Anh nói rõ.

Trong thời gian tới, dự báo phương Tây có thể phải điều chỉnh lại một số chính sách trừng phạt của mình để hạn chế tác động tiêu cực tới những ngành sản xuất chủ đạo.

Trong thời gian tới, dự báo phương Tây có thể phải điều chỉnh lại một số chính sách trừng phạt của mình để hạn chế tác động tiêu cực tới những ngành sản xuất chủ đạo.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/lenh-trung-phat-chong-nga-pha-huy-nganh-cong-nghiep-chien-luoc-cua-my-post576134.antd