Lễ hội Bách thiện hiếu vi tiên tôn vinh đạo hiếu
Ngày 3 tháng 4 (tức ngày 6.3 âm lịch) tại Đền Cô Bé Ngai Vàng, Sóc Sơn, Hà Nội, Lễ hội Bách thiện hiếu vi tiên lần thứ ba đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động. Đây là một dịp đặc biệt để tôn vinh chữ Hiếu trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam, tri ân công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Đồng Thầy Huyền Tích Thủ nhang Đền Cô Bé Ngai Vàng, Trưởng ban tổ chức chương trình Bách thiện hiếu vi tiên phát biểu tại buổi lễ
Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, Lễ hội Bách thiện hiếu vi tiên không chỉ kết nối con người hiện tại với quá khứ, củng cố tinh thần đoàn kết, lễ hội vòn góp phần giáo dục, hoàn thiện nhân cách con người.
Được hòa mình trong không gian lễ hội với những nghi thức mang tính tâm linh, tôn giáo, mang lại cho con người nguồn cảm hứng tính cực với lòng hướng thiện, lòng từ bi, nhân ái, yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
Những giá trị nhân văn điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của con người theo hướng tích cực, thắp sáng niềm tin và tình yêu cuộc sống.
Không chỉ có sức mạnh kết nối, mang lại sức sống nguồn cảm hứng mới cho cộng đồng, nhắc nhở con người về những truyền thống quý báu lâu đời như uống nước nhớ nguồn và đặc biệt là chữ “Hiếu”, giữ gìn những giá trị văn hóa, đạo đức lịch sử mà còn mang tính nhân văn sâu sắc đạo lý tốt đẹp của người Việt hàng nghìn năm qua.
Đồng thầy Huyền Tích, thủ nhang Đền Cô Bé Ngai Vàng là người đầu tiên đưa chữ Hiếu vào Đạo Mẫu, người xây dựng ý tưởng, tác giả chương trình “Bách thiện hiếu vi tiên” cho biết: Lễ hội được tổ chức vào tháng Ba âm lịch tháng Tiệc Mẫu, cũng là dịp Giỗ tổ Hùng Vương.
Lễ hội Bách thiện hiếu vi tiên mang ý nghĩa “Trăm việc thiện việc hiếu đứng đầu”. Như một lời nhắc nhở về đạo hiếu, về ơn nghĩa sinh thành. Hướng con người đến chân thiện mỹ, lòng biết ơn, hiếu thảo và những điều tốt đời đẹp đạo.
Năm 2025 đánh dấu năm thứ 3 tổ chức, thầy Huyền Tích hi vọng sự kiện sẽ trở thành một lễ hội lớn được đông đảo quần chúng tham gia và lan tỏa rộng rãi.

Nghi thức tri ân cha mẹ trong lễ hội Bách thiện hiếu vi tiên
Một trong những nghi thức truyền thống không thể thiếu là nghi thức tri ân cha mẹ. Có rất nhiều gia đình có mặt, những người con đã đưa những bậc sinh thành là người Thầy, người cha, người mẹ của mình đến tham dự để bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng - Điều mà trong cuộc sống hàng ngày khó nói ra được thành lời.
Nghi thức này đã khiến cho những người tham dự không khỏi xúc động nghẹn ngào khi mà những bậc làm cha làm mẹ được nghe và cảm nhận tình yêu thương của con cái dành cho mình từ tận đáy lòng.
Ngoài các hoạt động tri ân truyền thống kết nối con người với giá trị cội nguồn, lễ hội năm nay còn có thêm điểm nhấn mới đó là tổ chức cuộc thi sáng tác thơ ca về chủ đề “Chữ Hiếu của người Việt Nam” nhằm khuyến khích tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa lịch sử dân tộc, nét đẹp chữ Hiếu và tinh thần yêu nước, từ đó nâng cao về đạo hiếu trong xã hội hiện đại.
Chia sẻ tại buổi lễ, GS Sử học Lê Văn Lan cho rằng: Lễ hội “Bách thiện hiếu vi tiên” đã đưa nội hàm chữ hiếu vào nội hàm tín ngưỡng thờ mẫu tam, tứ phủ của người Việt. Đây là ý nghĩa rất lớn và nên được lan tỏa, nhân rộng.
Theo Tiến sĩ Bùi Thế Đức, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: Trong văn hóa của người Việt, chữ “hiếu” được xem là gốc của mọi đạo lý. Chữ Hiếu là một trong những truyền thống tốt đẹp nhất không chỉ ở Phương Đông mà còn ở Việt Nam.
Chữ Hiếu có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, không chỉ dừng lại ở việc tôn kính cha mẹ mà còn mang ý nghĩa lớn hơn đó là tri ân, báo ân và duy trì truyền thống đạo lý dân tộc.
Thầy Huyền Tích thủ nhang Đền Cô Bé Ngai Vàng đã đưa được giá trị của chữ Hiếu vào Đạo Mẫu, là chữ Hiếu của người Việt Nam vừa đặc sắc, vừa tôn vinh truyền thống dân tộc.
Bên cạnh đó, đến với Lễ hội, người tham gia được thưởng thức nhiều tiết mục văn hóa, nghệ thuật đặc sắc do các nghệ sĩ, ca sĩ như Anh Thơ, Vũ Thắng Lợi, Lê Anh Dũng... thể hiện.
Trong đó, có những bài hát thể hiện tinh thần đạo hiếu Việt Nam như: Đạo hiếu Việt Nam, Bách thiện hiếu vi tiên...do chính Đồng Thầy sáng tác viết lời. Những bài hát mang tâm tư nguyện vọng của một người Thầy, người con tâm huyết với Đạo Mẫu mong muốn đưa những giá trị truyền thống đến gần hơn với cuộc sống hiện đại.
Đặc biệt là lan tỏa chữ” Hiếu”. Những hoạt cảnh về sự tích Thánh Mẫu, tín ngưỡng tâm linh được tái hiện qua nghi lễ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận năm 2016.
Một nghi lễ đặc trưng và quan trọng diễn ra trong không gian linh thiêng. Nét đẹp của di sản văn hóa dân gian được tái hiện độc đáo có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc.
Thực sự là được đắm chìm trong không gian tâm linh nghệ thuật. Qua chương trình đọng lại trong mình, mình thấy được rằng Đạo Mẫu là đạo của người Việt. Nhắc nhở mỗi người sinh ra làm thiện ở đâu, làm thiện như thế nào thì cũng phải hiếu nghĩa với cha mẹ.
Mong sao có nhiều chương trình để thế hệ của chúng ta, con trẻ của chúng ta, thế hệ tương lai luôn luôn giữ vững những điều cổ nhân đã dạy “Bách thiện hiếu vi tiên” luôn lấy chữ Hiếu việc Hiếu đứng đầu. Chị Thu Hà - du khách tham gia lễ hội chia sẻ.
Lễ hội không chỉ là dịp để người dân, các thế hệ tìm hiểu và giữ gìn nét đẹp văn hóa lịch sử nó thể hiện ước nguyện tốt đẹp của cộng đồng. Trải qua những biến động thăng trầm, những tài nguyên văn hóa truyền thống, giá trị nhân văn luôn được phát huy, phát triển sáng tạo, tạo nên một nền văn hóa mang bản sắc Việt Nam.
Bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc phát triển giàu mạnh cũng như những giá trị văn hóa thì chữ “ Hiếu” bên cạnh những Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín luôn còn nguyên giá trị và ngày càng được phát huy lan tỏa.