Lá bìm bịp có tác dụng gì?
Bìm bịp là loại thảo dược quen thuộc trong Y học cổ truyền, vậy lá bìm bịp có tác dụng gì?
Lá bìm bịp có tác dụng gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy cùng xem giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nguồn gốc của cây bìm bịp
Thông tin trên website Bệnh viên Đa Khoa Melatec cho thấy, cây bìm bịp, hay có những tên gọi phổ biến khác là: cây dương khỉ, công cộng. Tên khoa học của chúng là Clinacanthus. Đây là loại cây thuộc dòng họ Ô rô. Bìm bịp được biết đến là loại cây dược liệu quý trong Y học cổ truyền, rất được ưa chuộng sử dụng trong những nhiều loại bệnh khác nhau.
Đặc điểm nhận dạng của cây dương khỉ là cây thường có chiều cao trong khoảng từ 1 mét đến 1,5 mét với thân cây nhỏ, có màu xanh và thường mọc thành cụm. Lá cây thuôn, dài và nhỏ dần về phần đầu. Trên mặt lá có nhiều gân khác nhau, nhẵn. Trong đó phần gân kích thước lớn nhất là gân ngay vị trí chính giữa, các gân còn lại vây quay gây chính giữa và đối xứng với nhau qua gân có kích thước lớn nhất.
Cây dương khỉ có hoa màu hồng hoặc màu đỏ. Đặc điểm của hoa bìm bịp là thường mọc thành chùm. Đặc trưng nhận dạng của hoa bìm bịp chính là cuống hoa ngắn, hoàn toàn khác biệt với chiều dài hoa từ khoảng 3cm đến 5cm.
Lá bìm bịp có tác dụng gì?
Nói về tác dụng của cây bìm bịp, BS CKI. Lai Ngọc Hiền (khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM) cho hay, nhờ có các dưỡng chất nên bìm bịp vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể và làm tăng sức đề kháng.
Chúng còn giải độc cho gan, hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, ung thư gan nhờ các Tanin liên kết chặt chẽ với protein ngăn chặn quá trình oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do. Các chất này có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.
Cerebrosid kết hợp với Tanin tác dụng giúp người bệnh chống lại các cơn đau do viêm khớp.
Cây bìm bịp còn có tác dụng như:
Cầm máu, dùng tốt cho tim mạch
Kháng viêm, kháng khuẩn và virus
Chống oxy hóa và phòng bệnh tiểu đường
Chữa lở miệng, viêm xoang, bệnh trĩ
Điều trị mẩn ngứa ngoài da, côn trùng và rắn cắn, tổn thương do virus Herpes simplex.
Một hàm lượng không nhỏ canxi trong bìm bịp có tác dụng bảo vệ xương, bảo vệ sức khỏe, phục hồi các tổn thương, chữa đau nhức, chóng liền xương.
Còn theo Y học cổ truyền, cây xương khỉ tính bình, vị ngọt, mùi thơm quy kinh can, thận, đồng thời bổ huyết, làm mạnh xương cốt; thanh nhiệt, giải độc, thông khí huyết; hạ hỏa, mát gan, lợi mật
Trên đây là những tác dụng của lá bìm bịp. Theo các chuyên gia, tác dụng của cây bìm bịp là không thể phủ nhận, nhưng bạn cần hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn.
Nguồn VTC: https://vtc.vn/la-bim-bip-co-tac-dung-gi-ar745398.html