Kết cục của 3 tướng tài được Tào Tháo để lại cho con trai

Trước khi mất, Tào Tháo để lại 3 tướng tài cho con trai Tào Phi. Thay vì trọng dụng họ để giúp cơ nghiệp vững mạnh, Tào Phi thậm chí đẩy họ vào chỗ chết, tịch thu gia sản, giáng làm dân thường.

 Tào Tháo là người đặt nền móng cho nhà Tào Ngụy. Trước khi có thể thống nhất thiên hạ, Tào Tháo lâm bệnh nặng và qua đời ở Lạc Dương năm 220. Khi cận kề cái chết, ông đã gọi con trai đến và để lại cho người thừa kế - con trai Tào Phi nhiều mãnh tướng tài giỏi.

Tào Tháo là người đặt nền móng cho nhà Tào Ngụy. Trước khi có thể thống nhất thiên hạ, Tào Tháo lâm bệnh nặng và qua đời ở Lạc Dương năm 220. Khi cận kề cái chết, ông đã gọi con trai đến và để lại cho người thừa kế - con trai Tào Phi nhiều mãnh tướng tài giỏi.

Trong số này, 3 tướng tài là Vu Cấm, Hạ Hầu Thượng và Tào Hồng được Tào Tháo để lại cho Tào Phi đều có kết cục tồi tệ. Đầu tiên là Vu Cấm, tự là Văn Tắc, người Bình quận, Thái Sơn, võ tướng cuối thời Đông Hán. Ban đầu, ông là thuộc hạ của Bào Tín rồi về sau đi theo Tào Tháo.

Trong số này, 3 tướng tài là Vu Cấm, Hạ Hầu Thượng và Tào Hồng được Tào Tháo để lại cho Tào Phi đều có kết cục tồi tệ. Đầu tiên là Vu Cấm, tự là Văn Tắc, người Bình quận, Thái Sơn, võ tướng cuối thời Đông Hán. Ban đầu, ông là thuộc hạ của Bào Tín rồi về sau đi theo Tào Tháo.

Kề từ khi đầu quân cho Tào Tháo, Vu Cấm chinh chiến nhiều năm và lập được nhiều chiến công. Tuy nhiên, trong trận Phàn Thành năm 219, Vu Cấm bị lực lượng của Quan Vũ bao vây và cuối cùng giơ tay chịu trói rồi bị áp giải về Kinh Châu. Về sau, Quan Vũ bị Đông Ngô đánh bại, Vu Cấm bị áp tải về Giang Đông.

Kề từ khi đầu quân cho Tào Tháo, Vu Cấm chinh chiến nhiều năm và lập được nhiều chiến công. Tuy nhiên, trong trận Phàn Thành năm 219, Vu Cấm bị lực lượng của Quan Vũ bao vây và cuối cùng giơ tay chịu trói rồi bị áp giải về Kinh Châu. Về sau, Quan Vũ bị Đông Ngô đánh bại, Vu Cấm bị áp tải về Giang Đông.

Năm Công Nguyên 221, Tào Phi xưng đế, Tôn Quyền thả Vu Cấm về Ngụy. Dù được Tào Phi ân xá và trả lại tước vị tướng quân nhưng Vu Cấm lại thường xuyên bị người khác nhạo báng vì đầu hàng địch. Một năm sau, Vu Cấm lâm bệnh rồi chết.

Năm Công Nguyên 221, Tào Phi xưng đế, Tôn Quyền thả Vu Cấm về Ngụy. Dù được Tào Phi ân xá và trả lại tước vị tướng quân nhưng Vu Cấm lại thường xuyên bị người khác nhạo báng vì đầu hàng địch. Một năm sau, Vu Cấm lâm bệnh rồi chết.

Tướng tài thứ hai có số phận bi kịch sau khi Tào Tháo chết là Hạ Hầu Thượng, tự Bá Nhân, người Bái Quốc. Khi Tào Tháo bình định được Ký Châu, Hạ Hầu Thượng được tin tưởng, ban cho chức Tư Mã quân đội, Ngũ quan tướng, Thiên Hoàng Môn Thị hầu.

Tướng tài thứ hai có số phận bi kịch sau khi Tào Tháo chết là Hạ Hầu Thượng, tự Bá Nhân, người Bái Quốc. Khi Tào Tháo bình định được Ký Châu, Hạ Hầu Thượng được tin tưởng, ban cho chức Tư Mã quân đội, Ngũ quan tướng, Thiên Hoàng Môn Thị hầu.

Sau khi Tào Tháo qua đời, Hạ Hầu Thượng cũng được Tào Phi trọng dụng. Nhờ đó, ông giữ chức Chinh Nam Tướng quân, kiêm Thứ sử Kinh Châu, Giả Tiết, nắm giữ binh mã tại nhiều khu vực thuộc địa nhà Ngụy.

Sau khi Tào Tháo qua đời, Hạ Hầu Thượng cũng được Tào Phi trọng dụng. Nhờ đó, ông giữ chức Chinh Nam Tướng quân, kiêm Thứ sử Kinh Châu, Giả Tiết, nắm giữ binh mã tại nhiều khu vực thuộc địa nhà Ngụy.

Với tài cầm quân, Hạ Hầu Thượng lập được nhiều chiến công bao gồm: chiếm được khu vực Thượng Dung của Thục Hán, đánh bại Gia Cát Cẩn của Đông Ngô... Tuy nhiên, ông lâm bệnh rồi qua đời vào năm 226. Nguyên do được cho là quá đau buồn khi ái thiếp bị Tào Phi cho người ám sát. Ái thiếp này được Hạ Hầu Thượng sủng ái hơn cả chính thê (vốn là người trong hoàng tộc Tào thị). Vậy nên, Tào Phi đã cho người "loại bỏ" ái thiếp của vị tướng này.

Với tài cầm quân, Hạ Hầu Thượng lập được nhiều chiến công bao gồm: chiếm được khu vực Thượng Dung của Thục Hán, đánh bại Gia Cát Cẩn của Đông Ngô... Tuy nhiên, ông lâm bệnh rồi qua đời vào năm 226. Nguyên do được cho là quá đau buồn khi ái thiếp bị Tào Phi cho người ám sát. Ái thiếp này được Hạ Hầu Thượng sủng ái hơn cả chính thê (vốn là người trong hoàng tộc Tào thị). Vậy nên, Tào Phi đã cho người "loại bỏ" ái thiếp của vị tướng này.

Tào Hồng, tự Tử Liêm, người huyện Tiếu, Phái Quốc, một công thần khai quốc nước Tào Ngụy. Ông là một trong 3 danh tướng từng đi theo Tào Tháo lập được nhiều chiến công lừng lẫy. Thậm chí, Tào Hồng còn từng xả thân, nhường ngựa cho Tào Tháo khi gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Tào Hồng, tự Tử Liêm, người huyện Tiếu, Phái Quốc, một công thần khai quốc nước Tào Ngụy. Ông là một trong 3 danh tướng từng đi theo Tào Tháo lập được nhiều chiến công lừng lẫy. Thậm chí, Tào Hồng còn từng xả thân, nhường ngựa cho Tào Tháo khi gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Nhờ vậy, Tào Hồng trở thành một trong những vị tướng được Tào Tháo tin cậy nhất. Thế nhưng, dù có mối quan hệ thân cận với Tào Tháo nhưng Tào Hồng hành xử lỗ mãng, gây hiềm khích với người cháu Tào Phi.

Nhờ vậy, Tào Hồng trở thành một trong những vị tướng được Tào Tháo tin cậy nhất. Thế nhưng, dù có mối quan hệ thân cận với Tào Tháo nhưng Tào Hồng hành xử lỗ mãng, gây hiềm khích với người cháu Tào Phi.

Do đó, sau khi Tào Tháo mất, Tào Phi lên ngôi nên đã tìm cách trị tội Tào Hồng. Tào Phi đã lấy lý do gia khách của Tào Hồng phạm tội nên bắt giam Tào Hồng vào ngục, tước bỏ chức tước. Nhờ Biện Thái hậu nói giúp nên Tào Phi tha mạng cho Tào Hồng nhưng tịch thu tài sản, bãi bỏ chức tước, giáng làm dân thường. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Do đó, sau khi Tào Tháo mất, Tào Phi lên ngôi nên đã tìm cách trị tội Tào Hồng. Tào Phi đã lấy lý do gia khách của Tào Hồng phạm tội nên bắt giam Tào Hồng vào ngục, tước bỏ chức tước. Nhờ Biện Thái hậu nói giúp nên Tào Phi tha mạng cho Tào Hồng nhưng tịch thu tài sản, bãi bỏ chức tước, giáng làm dân thường. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ket-cuc-cua-3-tuong-tai-duoc-tao-thao-de-lai-cho-con-trai-2093079.html