iPhone và smartphone Androdi bị đối xử ra sao khi bị 'chán'?
Khi không được sử dụng, iPhone cũ và các smartphone Android cũ được chủ nhân đối xử rất khác nhau.
Một báo cáo mới nhất từ Đối tác Nghiên cứu Trí tuệ Người tiêu dùng (CIRP) đã tập trung khảo sát hành vi của người dùng khi dừng sử dụng điện thoại thông minh, minh họa sự khác biệt giữa chủ sở hữu iPhone và người dùng smartphone Android.
iPhone 13.
Báo cáo cho thấy, trong số những người tiêu dùng đã mua iPhone mới vào năm 2022, 43% chọn đổi sang điện thoại khác, 7% bán điện thoại cho bên thứ ba. Trong khi đó, 36% người tiêu dùng giữ điện thoại cũ để dự phòng hoặc tặng cho bạn bè/ thành viên gia đình.
Mặt khác, những người sử dụng điện thoại Android có nhiều cách để loại bỏ các mẫu smartphone cũ của mình. Hầu hết trong số này - 65% sẽ giữ điện thoại cũ để dự phòng hoặc để tặng bạn bè hoặc thành viên gia đình. Mặc dù hầu hết các nhà bán lẻ iPhone cũng chấp nhận đổi iPhone lấy các smartphone Android nhưng chỉ có 14% người dùng Android làm điều này.
Đa số người dùng iPhone sẽ bán iPhone cũ khi ngừng sử dụng chúng.
CIRP cho hay: “Giá trị mua lại điện thoại Android cũ khá thấp đã khiến cho các giao dịch trở nên kém hấp dẫn hơn.”
Báo cáo từ ngày 15/3 đã đưa ra một số thông tin chi tiết về thế giới trao đổi điện thoại thông minh cũ. Công ty US Mobile Phones (USMP) đã xử lý hơn 2,5 triệu điện thoại cũ vào năm 2022 và hầu hết là iPhone.
Các doanh nghiệp như USMP ưu tiên iPhone hơn smartphone Android vì chúng giữ giá trị bán lại tốt hơn các điện thoại thông minh khác. Lý do chính là nhờ “Nhà Táo” hỗ trợ cập nhật phần mềm trong nhiều năm cho các mẫu iPhone cũ.
Ngoài ra, các đại lý cũng có thể thu lợi nhuận từ những chiếc iPhone đã qua sử dụng. Trong một số trường hợp, các đơn vị này có thể nhận được lợi nhuận từ 10 - 15% bằng cách bán lại các mẫu iPhone cũ.