Huyện Tiểu Cần: Hiệu quả từ chính sách dân tộc

Nhằm tiếp tục hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện nói chung, vùng đồng bào Khmer nói riêng, huyện Tiểu Cần đã cụ thể hóa nội dung chỉ thị, cghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc gắn với triển khai, hỗ trợ các nguồn vốn theo các chương trình, dự án để đồng bào DTTS phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng.

Ông Thạch Ngọc Khai (bìa phải), Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Tiểu Cần cùng cán bộ công chức xã Tập Ngãi đến chia sẻ niềm vui cùng Hòa thượng Thạch Út mới đón nhận Bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Chùa Ô Chhuc vào đầu tháng 2/2024.

Ông Thạch Ngọc Khai (bìa phải), Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Tiểu Cần cùng cán bộ công chức xã Tập Ngãi đến chia sẻ niềm vui cùng Hòa thượng Thạch Út mới đón nhận Bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Chùa Ô Chhuc vào đầu tháng 2/2024.

Vợ chồng ông Kim Sương và bà Thạch Thị Sa Mal, ở ấp Đại Sư, xã Tập Ngãi năm nay đã ngoài 60 tuổi, thuộc diện hộ nghèo, có 01 người con bị nhiễm chất độc da cam. Ông Kim Sương bị bệnh tai biến và điều trị nhiều năm nay, nhưng sức khỏe vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, hàng ngày ông chỉ đi lại trong nhà, mọi công việc đều do vợ ông gánh vác. Năm 2019, gia đình ông được UBMTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ nhà Đại đoàn kết. Năm 2023, gia đình ông tiếp tục được hỗ trợ 10 triệu đồng (không hoàn trả) và vay ưu đãi 50 triệu đồng theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn từ năm 2021 - 2030.

Bà Thạch Sa Mal chia sẻ: hơn 10 năm trước, gia đình tôi được UBMTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ nhà Đại đoàn kết. Năm 2023, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ vốn phát triển sản xuất. Tuy sức khỏe tôi có phần sa sút, nhưng tôi có thể đi cắt cỏ cho bò, nên Nhà nước tạo điều kiện cho tôi vay vốn ưu đãi để mua thêm 02 con bò, tôi cố gắng chăm sóc bò thật tốt, để làm tiền đề trong phát triển kinh tế gia đình. Được Đảng và Nhà nước hỗ trợ, cuộc sống gia đình tôi mới được như hiện nay.

Ông Thạch Ngọc Khai (bìa phải), Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Tiểu Cần cùng cán bộ công chức xã Tập Ngãi đến tham quan công trình giao thông cấp IV, thuộc ấp Giồng Tranh, xã Tập Ngãi được xây dựng từ nguồn vốn chính sách dân tộc của Trung ương và địa phương năm 2023.

Ông Thạch Ngọc Khai (bìa phải), Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Tiểu Cần cùng cán bộ công chức xã Tập Ngãi đến tham quan công trình giao thông cấp IV, thuộc ấp Giồng Tranh, xã Tập Ngãi được xây dựng từ nguồn vốn chính sách dân tộc của Trung ương và địa phương năm 2023.

Phấn khởi với những kết quả đã đạt được trong triển khai, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện, Hòa thượng Thạch Út, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Tiểu Cần, Trụ trì chùa Ô Chhuc (xã Tập Ngãi) cho biết: được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đến nay đời sống của người dân trên địa bàn huyện nói chung, đời sống đồng bào Khmer nói riêng đã phát triển toàn diện; vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào Khmer trong huyện đều có trường học, trạm y tế, mạng lưới điện quốc gia bao phủ; an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.

Bên cạnh phấn khởi với những thành tựu mà người dân trong huyện đạt được, chư Tăng cũng rất phấn khởi bởi những tuyến đường đến 15/15 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn huyện đều được nhựa hóa thông suốt, giúp ô-tô lưu thông dễ dàng. Ngoài ra, huyện còn quan tâm, tạo điều kiện cho các chùa xây dựng mới, trùng tu các công trình thuộc cơ sở tôn giáo được kiên cố, văn minh đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của chư tăng, đồng bào Phật tử trên địa bàn huyện.

Ông Thạch Ngọc Khai, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Tiểu Cần cho biết: 05 năm qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, sự điều hành của UBND huyện và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, việc triển khai, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực trong việc phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS nói chung, vùng đồng bào Khmer nói riêng.

Ông Trần Văn Lá, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Tiểu Cần (giữa) đến thăm, trao đổi về cách chăm sóc đàn bò của gia đình bà Bà Thạch Sa Mal ở ấp Đại Sư, xã Tập Ngãi.

Ông Trần Văn Lá, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Tiểu Cần (giữa) đến thăm, trao đổi về cách chăm sóc đàn bò của gia đình bà Bà Thạch Sa Mal ở ấp Đại Sư, xã Tập Ngãi.

Hiện nay, hệ thống chính trị các cấp trong huyện tiếp tục được củng cố kiện toàn, hoạt động hiệu quả; các giá trị văn hóa của đồng bào các DTTS được quan tâm bảo tồn và phát huy; sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực là đồng bào DTTS càng được nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS tiếp tục giữ vững ổn định, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố, tăng cường.

Những kết quả đã đạt được trong 05 qua có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm tiếp tục khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với công tác dân tộc trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.

Bài, ảnh: SU CHỊA

Nguồn Trà Vinh: https://www.baotravinh.vn/xa-hoi/huyen-tieu-can-hieu-qua-tu-chinh-sach-dan-toc-37374.html