Học viện Tài chính công bố phương thức tuyển sinh năm 2023

Học viện Tài chính vừa công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2023, trong đó nêu rõ các phương thức xét tuyển và chỉ tiêu từng ngành đào tạo.

Theo đó, năm 2023, Học viện Tài chính có 5 phương thức tuyển sinh gồm:

- Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD-ĐT.

- Xét tuyển học sinh giỏi dựa vào kết quả học tập THPT.

Đối tượng xét tuyển là thí sinh đã tốt nghiệp THPT trên toàn quốc có hạnh kiểm 3 năm bậc THPT xếp loại Tốt (không xét thí sinh tốt nghiệp theo hình thức Giáo dục thường xuyên), có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.

- Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 trên toàn quốc (không phân biệt thí sinh tốt nghiệp theo hình thức chính quy hay Giáo dục thường xuyên).

- Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Đối tượng xét tuyển là thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (chứng chỉ IELTS Academic đạt từ 5.5 điểm/TOEFL iBT đạt từ 55 điểm; hoặc kết quả thi SAT đạt từ 1050/1600 điểm/ACT đạt từ 22 điểm trở lên). Chứng chỉ, kết quả thi còn hiệu lực tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ

- Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023.

Đối tượng xét tuyển là thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực năm 2023 của ĐH Quốc gia Hà Nội đạt từ 100/150 điểm hoặc ĐH Bách khoa Hà Nội từ 75/100 điểm trở lên.

Năm 2023, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của Học viện Tài chính là 4.200, trong đó chương trình chuẩn là 3.000; chương trình đào tạo chất lượng cao là 1.080; chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng cử nhân là 120.

Chỉ tiêu xét tuyển thẳng và xét tuyển học sinh giỏi THPT ít nhất chiếm 60%; xét tuyển dựa vào kết quả đánh giá năng lực, đánh giá tư duy tối đa 5%, số còn lại xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và xét tuyển kết hợp.

Trong đó: Tài chính – Ngân hàng 1 bao gồm các chuyên ngành: Quản lý tài chính công, Thuế, Hải quan và Nghiệp vụ ngoạithương, Tài chính quốc tế, Phân tích chính sách tài chính; Tài chính – Ngân hàng 2: Tài chính doanh nghiệp, Phân tích tài chính, Thẩmđịnh giá và Kinh doanh bất động sản; Tài chính – Ngân hàng 3: Ngân hàng, Tài chính bảo hiểm, Đầu tư tài chính.

Trong đó: Tài chính – Ngân hàng 1 bao gồm các chuyên ngành: Quản lý tài chính công, Thuế, Hải quan và Nghiệp vụ ngoạithương, Tài chính quốc tế, Phân tích chính sách tài chính; Tài chính – Ngân hàng 2: Tài chính doanh nghiệp, Phân tích tài chính, Thẩmđịnh giá và Kinh doanh bất động sản; Tài chính – Ngân hàng 3: Ngân hàng, Tài chính bảo hiểm, Đầu tư tài chính.

Trường hợp không đủ chỉ tiêu, Học viện tiếp tục xét tuyển bổ sung theo các phương thức trên cho đến khi tuyển đủ chỉ tiêu dựa trên nguyên tắc không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện ở đợt 1.

Về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, thí sinh diện xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT và xét tuyển kết hợp là điều kiện dự tuyển/điều kiện nộp hồ sơ của thí sinh.

Điểm xét tuyển của thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 vào từng ngành của Học viện Tài chính có tổng điểm 3 môn thi thuộc một trong các tổ hợp đăng ký xét tuyển (đã cộng điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng) là từ 19 điểm trở lên đối với chương trình chuẩn và từ 20 điểm trở lên đối với chương trình chất lượng cao theo từng mã xét tuyển.

Sau khi trúng tuyển, nhập học tất cả tân sinh viên chương trình đại trà được quyền đăng ký dự tuyển vào chương trình đào tạo chất lượng cao của Học viện (sẽ có thông báo tuyển sinh riêng).

Học phí dự kiến với sinh viên chính quy năm học 2023-2024 như sau:

+ Chương trình chuẩn: Từ 22 – 24 triệu đồng/sinh viên/năm học;

+ Chương trình chất lượng cao: Từ 48 – 50 triệu đồng/sinh viên/năm học;

+ Diện tuyển sinh theo đặt hàng: Từ 42 – 44 triệu đồng/sinh viên/năm học.

Từ những năm học sau học phí có thể thay đổi, nếu tăng thì không quá 10% so với năm học trước.

Học phí đối với lưu học sinh diện tự túc kinh phí: Theo quy định của Học viện đối với sinh viên nước ngoài diện tự túc kinh phí.

Chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng đại học giữa Học viện Tài chính với Trường ĐH Greenwich (Vương quốc Anh), học phí không thay đổi trong suốt 4 năm học như sau:

+ Học 4 năm trong nước là: 70 triệu đồng/sinh viên/năm học (280 triệu đồng/sinh viên/khóa học);

+ Học 3 năm trong nước + 1 năm tại Trường ĐH Greenwich (Vương quốc Anh) là: 70 triệu đồng/sinh viên/năm học (cho 3 năm học trong nước) và 470 triệu đồng/sinh viên/năm học (cho 1 năm học tại Trường ĐH Greenwich); tổng cộng là 680 triệu đồng/sinh viên/khóa học.

Chương trình liên kết đào tạo ĐH Toulon cấp bằng học trong 3 năm: Chuyên ngành Bảo hiểm - Ngân hàng - Tài chính là 171 triệu đồng (mức học phí bình quân: 57 triệu đồng/sinh viên/năm học); Chuyên ngành Kế toán - Kiểm soát - Kiểm toán là 180 triệu đồng (mức học phí 2 năm đầu là 57 triệu đồng/sinh viên/năm học, riêng năm cuối là 66 triệu đồng/sinh viên/ năm học).

Thanh Hùng

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/hoc-vien-tai-chinh-cong-bo-phuong-thuc-tuyen-sinh-nam-2023-2116114.html