Chuẩn úy Đội 5 (BĐSG) Phan Văn Hôn (Bảy Hôn) giới thiệu cho học sinh vũ khí mà chiến sỹ biệt động Sài Gòn năm xưa đã ngụy trang để di chuyển.
Chiều 23/12, Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, nhằm tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều trường học trên địa bàn TP.HCM đã mạnh dạn đổi mới hình thức học tập theo hướng tăng cường tính trải nghiệm và tương tác cho học sinh. Những giờ học ngoại khóa giúp các học sinh hiểu về lịch sử, truyền thống cách mạng, như tiết học có tên “Một ngày làm chiến sĩ Biệt động Sài Gòn”.
Đây là một buổi học ngoại khóa môn học Giáo dục Quốc phòng và An Ninh của các em học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực, quận Gò Vấp, TP.HCM. Buổi học được tổ chức tại khu dí tích Biệt động Sài Gòn, huyện Củ Chi.
Đến với buổi học này, các em được thực nghiệm lại việc ngụy trang, cất giấu vũ khí đúng theo những gì những chiến sĩ Biệt đồng Sài Gòn đã thực hiện, khi vận chuyển vụ khí vào nội thành, phục vụ cho trận đánh Tết Mậu Thân năm 1968.
Qua tiết học thực nghiệm, các em học sinh đã được gặp gỡ, trò chuyện cùng nhân chứng lịch sử, tham quan các di tích lịch sử, nơi hoạt động của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn. Đặc biệt là những căn hầm cất giấu vũ khí tại nội thành, được Anh hùng LLVTND Trần Văn Lai xây dựng để phục vụ cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Một số hình ảnh các em học sinh trải nghiệm "Một ngày làm chiến sỹ Biệt động Sài Gòn":
Nữ giao liên Ngọc Huệ cùng các em học sinh di chuyển về trạm Giao Liên
Trạm hầm tư lệnh được ngụy trang rơm, bên dưới là hầm chỉ huy (ảnh NH)
Từ 7h sáng các em đã có mặt tại điểm hầm tư lệnh và gặp gỡ các nhân chứng sống. Ông Bảy Hôn, cô giao liên Ngọc Huệ, Hai Phiên cùng các em bắt đầu hành trình trải nghiệm.
Bên trong ngôi nhà, dưới là hầm chỉ huy các em được nghe câu chuyện của các nhân vật lịch sử
Trái mìn định hướng DH10 được ông Bảy Hôn giới thiệu với các em học sinh
Trước khi trải nghiệm các em được nghe hướng dẫn cách ngụy trang vũ khí
Các em học sinh đang trải nghiệm cần xé, cà tăng, các loại trái cây, rơm rạ là vật dụng để ngụy trang vũ khí để chuyển lên xe bò chở về nội thành.
Vũ khí lựu đạn được cất giấu phía dưới và trái cây được ngụy trang bên trên
Sọt trái cây bên dưới là vũ khí được các em hoàn thành
Tất cả vũ khí súng đạn... đã được ngụy trang và đặt lên xe bò để chở về nội thành.
Thăm quan hầm chỉ huy
Kết thúc trải nghiệm ngụy trang vũ khí ở điểm trạm hầm chỉ huy tại xã Thái Mỹ, Củ Chi
Thắp hương cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Rành, người mẹ có 8 người con trai và 2 cháu nội, ngoại hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
Nghe thuyết trình thăm quan căn nhà 113A Đặng Dung,P Tân Định Q1, đây là địa chỉ đỏ, là hộp thư bí mật hoạt động của chiến sỹ Biệt động Sài Gòn năm xưa.
Tại ngôi nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu Q3, căn hầm bí mật chứa gần 3 tấn vũ khí. ảnh NH
Các em học sinh rất thích thú khi tận tay cầm súng AK47
hay vác súng chống tăng B41 trên vai
Kết thúc hành trình 1 ngày làm chiến sỹ tại bia tưởng niệm các chiến sỹ biệt động hy sinh trong trận đánh Dinh Độc Lập 1968 (năm Mậu Thân) tại cổng sau Dinh Độc Lập.
Nguyên Hằng