Triển lãm kỷ niệm 83 năm cuộc duyệt binh huyền thoại trên Quảng trường Đỏ

Ngày 7/11, tại Quảng trường Đỏ, Moskva, Liên bang Nga đã khai mạc Triển lãm ngoài trời nhân kỷ niệm 83 năm cuộc duyệt binh huyền thoại năm 1941, bước ngoặt đặc biệt trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Hình ảnh những người lính duyệt binh trên Quảng trường đỏ năm 1941 được tái hiện lại trong triển lãm năm nay. (Ảnh: THÙY VÂN)

Hình ảnh những người lính duyệt binh trên Quảng trường đỏ năm 1941 được tái hiện lại trong triển lãm năm nay. (Ảnh: THÙY VÂN)

Ngày 7/11/1941, Hồng quân Liên Xô từ cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ lịch sử đã tiến thẳng ra mặt trận để bảo vệ đất nước. Đúng một tháng sau, Đức Quốc xã đã phải chịu thất bại lớn đầu tiên và kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng” chống lại Liên Xô đã bị ngăn chặn. Từ đó, cuộc duyệt binh này đã trở thành một trong những huyền thoại trong lịch sử bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử nước Nga.

Năm nay, thành phố Moskva không tổ chức duyệt binh kỷ niệm trên Quảng trường Đỏ, mà tổ chức cuộc triển lãm ngoài trời quy mô lớn nhằm tái hiện lại lịch sử hào hùng của cuộc duyệt binh này.

Phát biểu với báo chí tại buổi triển lãm, Chủ tịch Duma thành phố Moskva Alexei Shaposhnikov nhấn mạnh: “Việc tái hiện cuộc duyệt binh ngày 7/11/1941 là một trong những truyền thống tốt đẹp của thành phố Moskva. Đây là một hoạt động tuyệt vời để kết nối giữa các thế hệ, khi chúng ta có thể kể cho con cháu mình nghe về chiến công của những thế hệ đi trước”.

Quảng trường Đỏ hôm nay trở thành một không gian đầy ắp hoài niệm với những mô hình gợi nhớ đến những tòa nhà trong thành phố từ những năm 1941. Những màn hình lớn trình chiếu những thước phim tư liệu quý của xưởng phim quân đội về giai đoạn lịch sử hào hùng này.

Trên Quảng trường Đỏ cũng có nhiều sân khấu trình diễn các buổi biểu diễn nghệ thuật ca ngợi cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Ban tổ chức cho biết hơn 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn mỗi ngày.

Ngoài các bản sao của những ngôi nhà, triển lãm năm nay còn có một hiện vật độc đáo là chiếc tàu điện Moskva của những năm chiến tranh. Ngoài ra, Triển lãm ngoài trời còn trưng bày các thiết bị quân sự từ Bảo tàng Vadim Zadorozhny.

Bạn Tachiana, sinh viên tình nguyện tham gia vai nữ kiểm soát viên giao thông mặc đồng phục thời chiến chia sẻ, bản thân cảm thấy rất tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc và việc được đóng góp một phần nhỏ bé vào triển lãm đối với Tachiana là một vinh dự lớn.

Ngay trong ngày đầu tiên khai mạc, triển lãm đã thu hút rất đông người dân đến tham quan và chụp ảnh. Triển lãm mở cửa miễn phí cho người dân vào xem từ ngày 7 đến hết ngày 10/11.

Tái hiện các nữ kiểm soát viên giao thông thời chiến. (Ảnh: THÙY VÂN)

Tái hiện các nữ kiểm soát viên giao thông thời chiến. (Ảnh: THÙY VÂN)

Hiện vật máy bay từ các bảo tàng chuyển đến. (Ảnh: THÙY VÂN)

Hiện vật máy bay từ các bảo tàng chuyển đến. (Ảnh: THÙY VÂN)

Hình ảnh những người lính ra trận được tái hiện lại sống động. (Ảnh: THÙY VÂN)

Hình ảnh những người lính ra trận được tái hiện lại sống động. (Ảnh: THÙY VÂN)

Người dân hào hứng tham quan và chụp ảnh với các hiện vật. (Ảnh: THÙY VÂN)

Người dân hào hứng tham quan và chụp ảnh với các hiện vật. (Ảnh: THÙY VÂN)

Mô hình tàu điện năm 1941 ở Moskva. (Ảnh: THÙY VÂN)

Mô hình tàu điện năm 1941 ở Moskva. (Ảnh: THÙY VÂN)

Các thiết bị quân sự được trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: THÙY VÂN)

Các thiết bị quân sự được trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: THÙY VÂN)

Những phút giây cảm động trước những hình ảnh đầy hào hùng của dân tộc. (Ảnh: THÙY VÂN)

Những phút giây cảm động trước những hình ảnh đầy hào hùng của dân tộc. (Ảnh: THÙY VÂN)

Các sinh viên tình nguyện tham gia biểu diễn tái hiện đời sống thời chiến. (Ảnh: THÙY VÂN)

Các sinh viên tình nguyện tham gia biểu diễn tái hiện đời sống thời chiến. (Ảnh: THÙY VÂN)

Một không gian đầy ắp hoài niệm trên Quảng trường Đỏ lịch sử. (Ảnh: THÙY VÂN)

Một không gian đầy ắp hoài niệm trên Quảng trường Đỏ lịch sử. (Ảnh: THÙY VÂN)

THÙY VÂN Phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Nga

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/trien-lam-ky-niem-83-nam-cuoc-duyet-binh-huyen-thoai-tren-quang-truong-do-post828504.html