Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình
Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, để sản xuất thức ăn nuôi cá chình chất lượng cao, giá thành thấp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường và giảm sự phụ thuộc thức ăn nhập khẩu.
2+
1+
Thông tin chung đề tài:
Lĩnh vực: Công nghiệp thực phẩm - Công nghệ Sinh học
Mã đề tài:
Tác giả: Hoàng Văn Duật
Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III
Nội dung chính của giải pháp/ nghiên cứu
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp dạng bột mịn cho cá chình giống (Quy mô 500 kg/giờ);
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp dạng bột mịn cho cá chình thương phẩm (Quy mô 500 kg/giờ);
- Sản xuất thử nghiệm sản phẩm thức ăn dạng bột mịn cho cá chình giống và cá chình thương phẩm (Quy mô 500 kg/giờ);
- Hoàn thiện hệ thống thiết bị sản xuất thức ăn dạng bột mịn cho cá chình;
- Tổ chức sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH NTTS Vạn Xuân;
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động;
- Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm thức ăn cá chình;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án.
Mục tiêu giải pháp/nghiên cứu
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, để sản xuất thức ăn nuôi cá chình chất lượng cao, giá thành thấp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường và giảm sự phụ thuộc thức ăn nhập khẩu.
Làm chủ công nghệ sản xuất thức ăn, giúp cho nghề nuôi cá chình ở nước ta phát triển bền vững theo hướng công nghiệp.
Kết quả nghiên cứu/giải pháp
a. Lựa chọn được 6 nhóm nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho cá chình có nguồn gốc tại Việt Nam, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng .
b. Xây dựng được mô hình sản xuất thức ăn nuôi cá chình , dây chuyền năng suất 500 kg/giờ cho cá chình giống và cá chình thương phẩm
c. Xây dựng được Quy trình sản xuất thức ăn công nghiệp dạng bột mịn cho cá chình gồm các bước theo như sơ đồ:
Sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn cá chình dạng bột mịn
Sản xuất được 76,5 tấn, trong đó 15 tấn cho cá chình giống và 61,5 tấn cho cá chình thương phẩm, đạt các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng thức ăn; Cá giống ; Cá thương phẩm ; Ương giống; Nuôi thương phẩm…
d. Hiệu quả của mô hình:
- Sản xuất thức ăn: sản phẩm 1.000 tấn/năm, trong đó 200 tấn cho cá chình giống và 800 tấn cho cá chình thương phẩm. Giá thành thức ăn cá giống là 44,2 triệu đồng/tấn và cá thương phẩm là 40,0 triệu đồng/tấn.
- Mô hình thiết bị sản xuất thức ăn và sử dụng thức ăn của Dự án để ương và nuôi thương phẩm cá chình không làm ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường.
Giá trị ứng dụng
Dự án hoàn thiện sẽ bổ sung công nghệ mới góp phần phát triển ngành sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thủy sản từ kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy nghề nuôi cá chình ở nước ta phát triển theo hướng công nghiệp, bền vững.
Thành công của Dự án giúp các doanh nghiệp áp dụng công nghệ để sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình, cung cấp cho người nuôi, tiến đến thay thế nguồn thức ăn tự nhiên, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, giảm sự phụ thuộc thức ăn nhập khẩu từ nước ngoài.
Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng trang trại nuôi cá chình, có nhu cầu tiếp nhận công nghệ của Dự án để xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn nuôi cá chình quy mô trang trại như: Công ty TNHH dịch vụ Kim Long Việt Nam (Quảng Bình), Công ty TNHH SX và TM thủy sản Phú Yên (Phú Yên)…
Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân có trang trại chuyên nuôi cá chình tại xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, là đơn vị đầu tiên ứng dụng kết quả nghiên cứu của Dự án để triển khai mô hình, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị dây chuyền. Tham gia đào tạo. Tổ chức sản xuất thức ăn cung cấp cho ương giống và nuôi thương phẩm cá chình tại Công ty. Công ty đã tích cực phối hợp với Dự án, tổ chức xây dựng thương hiệu, hội thảo giới thiệu, quảng bá và kinh doanh sản phẩm. Công ty đã làm thủ tục công bố chất lượng và xin phép lưu hành sản phẩm, để phân phối cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng nhà xưởng, tăng cường trang thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất.