Hiện trạng 41 tuyến đường vừa được TP.HCM bổ sung thí điểm thu phí vỉa hè

Sau gần 6 tháng cho thuê vỉa hè trên 11 tuyến đường (Quận 1), TP.HCM tiếp tục triển khai 41 tuyến đường để thuê một phần vỉa hè kinh doanh, mua bán hàng hóa.

Từ 25/10, Quận 1 (TP.HCM) tiếp tục thu phí sử dụng tạm thời một phần hè phố đủ điều kiện làm điểm kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa đối với 41 tuyến đường. Như vậy đến thời điểm hiện tại, Quận 1 có tổng 52 tuyến đường triển khai thu phí vỉa hè.

Từ 25/10, Quận 1 (TP.HCM) tiếp tục thu phí sử dụng tạm thời một phần hè phố đủ điều kiện làm điểm kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa đối với 41 tuyến đường. Như vậy đến thời điểm hiện tại, Quận 1 có tổng 52 tuyến đường triển khai thu phí vỉa hè.

Ghi nhận của PV Báo điện tử VTC News, tại 41 tuyến đường, đa số hộ kinh doanh chấp hành tốt, vỉa hè thông thoáng. Tuy nhiên, không ít trường hợp vẫn kê bàn ghế lấn vạch, chiếm dụng phần vỉa hè gây mất mỹ quan đô thị.

Ghi nhận của PV Báo điện tử VTC News, tại 41 tuyến đường, đa số hộ kinh doanh chấp hành tốt, vỉa hè thông thoáng. Tuy nhiên, không ít trường hợp vẫn kê bàn ghế lấn vạch, chiếm dụng phần vỉa hè gây mất mỹ quan đô thị.

Tại đường Hồ Tùng Mậu và Huỳnh Thúc Kháng, dù nằm trong 41 tuyến đường vừa ban hành đủ điều kiện làm điểm kinh doanh dịch vụ nhưng một số hộ dân vẫn chiếm dụng hết phần vỉa hè của người đi bộ để buôn bán.

Một du khách nước ngoài chật vật di chuyển trên đường Hai Bà Trưng (Quận 1). Đây là tuyến đường vừa được TP.HCM thực hiện thu phí sử dụng tạm thời một phần hè phố đủ điều kiện làm điểm kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa.

Một du khách nước ngoài chật vật di chuyển trên đường Hai Bà Trưng (Quận 1). Đây là tuyến đường vừa được TP.HCM thực hiện thu phí sử dụng tạm thời một phần hè phố đủ điều kiện làm điểm kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa.

Tại đường Lý Tự Trọng, Hai Bà Trưng và đường Trần Cao Vân, không chỉ hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè mà một số người dân cũng vô tư dọn bàn ghế ra bán nước, đồ ăn vặt trên vỉa hè, tạo khung cảnh nhếch nhác giữa trung tâm thành phố.

Một số tuyến đường khác vừa được thí điểm cũng xảy ra hiện tượng buôn bán trên vỉa hè ngoài phạm vi được quy định.

Một số tuyến đường khác vừa được thí điểm cũng xảy ra hiện tượng buôn bán trên vỉa hè ngoài phạm vi được quy định.

Chị Hà Tâm Nhi (28 tuổi, nhân viên bán hàng trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1) cho biết, một số hộ kinh doanh vẫn bày bán trên phần vỉa hè của người đi bộ, còn xe cộ thì xếp lộn xộn không đúng quy định. "Dù UBND phường đã kẻ vạch vàng quy định nơi giữ xe máy, nhưng xe máy vẫn để tràn lan không khác gì bãi giữ xe", chị Nhi nói.

Chị Hà Tâm Nhi (28 tuổi, nhân viên bán hàng trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1) cho biết, một số hộ kinh doanh vẫn bày bán trên phần vỉa hè của người đi bộ, còn xe cộ thì xếp lộn xộn không đúng quy định. "Dù UBND phường đã kẻ vạch vàng quy định nơi giữ xe máy, nhưng xe máy vẫn để tràn lan không khác gì bãi giữ xe", chị Nhi nói.

Khác với hình ảnh lộn xộn trên đường Hai Bà Trưng, tại đường Điện Biên Phủ (Quận 1) hàng loạt xe máy của những hộ kinh doanh được xếp gọn gàng đúng quy định. Vỉa hè thông thoáng, người dân và du khách đi lại thoải mái.

Theo thống kê của UBND Quận 1,tính đến ngày 25/10, địa phương có 374 trường hợp đăng ký kinh doanh, với diện tích 3.160m2, tổng số tiền thu về hơn 810 triệu đồng.

Theo thống kê của UBND Quận 1,tính đến ngày 25/10, địa phương có 374 trường hợp đăng ký kinh doanh, với diện tích 3.160m2, tổng số tiền thu về hơn 810 triệu đồng.

Việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường vỉa hè đã được HĐND TP.HCM khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 1, tháng 9/2023. Vỉa hè cho thuê phải rộng từ 3m trở lên, phần diện tích kinh doanh sẽ bố trí ở phía nhà dân và chừa lại ít nhất 1,5m cho người đi bộ.

Việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường vỉa hè đã được HĐND TP.HCM khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 1, tháng 9/2023. Vỉa hè cho thuê phải rộng từ 3m trở lên, phần diện tích kinh doanh sẽ bố trí ở phía nhà dân và chừa lại ít nhất 1,5m cho người đi bộ.

Trước đó, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội chiều 17/10, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM thông tin, TP.HCM thu được gần 5 tỷ đồng từ vỉa hè. Trong đó Sở GTVT thu khoảng 1,5 tỷ đồng đối với các hoạt động văn hóa, bố trí công trình tiện ích phục vụ giao thông công cộng là trạm xe đạp khoảng 1,5 tỷ đồng.

Trước đó, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội chiều 17/10, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM thông tin, TP.HCM thu được gần 5 tỷ đồng từ vỉa hè. Trong đó Sở GTVT thu khoảng 1,5 tỷ đồng đối với các hoạt động văn hóa, bố trí công trình tiện ích phục vụ giao thông công cộng là trạm xe đạp khoảng 1,5 tỷ đồng.

Danh sách các tuyến đường cho thuê vỉa hè tại Quận 1, TP.HCM.

Phường Tân Định có 4 tuyến gồm đường Hoàng Sa, Nguyễn Hữu Cầu, Trần Quang Khải, Võ Thị Sáu.

Phường Đa Kao có 9 tuyến là Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Sa, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Văn Giai, Nguyễn Văn Thủ, Trần Cao Vân.

Phường Phạm Ngũ Lão có 7 tuyến là Bùi Thị Xuân, Cống Quỳnh, Đề Thám, Nguyễn Cư Trinh, Phạm Ngũ Lão, Tôn Thất Tùng, Trần Hưng Đạo.

Phường Cầu Ông Lãnh có 7 tuyến gồm Cô Bắc, Cô Giang, Đề Thám, Nguyễn Thái Học, Võ Văn Kiệt, Trần Hưng Đạo, Yersin.

Phường Cô Giang 1 tuyến là Võ Văn Kiệt, phường Cầu Kho có 2 tuyến gồm Võ Văn Kiệt, Trần Hưng Đạo.

Phường Nguyễn Cư Trinh có 5 tuyến gồm Cống Quỳnh, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Viết Chánh, Trần Hưng Đạo.

Phường Bến Thành có 3 tuyến gồm Lê Thánh Tôn, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Phường Bến Nghé có 22 tuyến gồm: Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Hai Bà Trưng, Hải Triều, Hàm Nghi, Hàn Thuyên, Hồ Huấn Nghiệp, Hồ Tùng Mậu, Huỳnh Thúc Kháng, Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, Nguyễn Văn Chiêm, Pasteur, Phan Văn Đạt, Thi Sách, Tôn Đức Thắng, Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Thiệp.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/hien-trang-41-tuyen-duong-vua-duoc-tp-hcm-bo-sung-thi-diem-thu-phi-via-he-ar905266.html