Giáo dục tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua các sự kiện

Theo cô Trần Thùy Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Hà Nội Amsterdam, để học sinh thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết thầy cô giáo phải là những người tiên phong trong những buổi trải nghiệm tại các sự kiện.

Video chia sẻ của học sinh, giáo viên Trường THPT Hà Nội Amsterdam:

Nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số học sinh Trường THPT Hà Nội Amsterdam đã có buổi tham quan trưng bày “Bác Hồ với thủ đô Hà Nội” và Không gian nghệ thuật “Sen thư pháp” tại Bảo tàng Hà Nội.

Là một học sinh chuyên toán nhưng có niềm đam mê với môn Lịch sử, em Đặng Đình Trường, lớp 12 Toán 2, Trường THPT Hà Nội Amsterdam cho biết: “Em rất ấn tượng với câu nói của Bác Hồ in trong sách giáo khoa lớp 6 là “Dân ta phải biết sử ta". Trước đây em chưa hiểu vì sao khi học Lịch sử Việt Nam lại có phần của Lịch sử thế giới. Nhưng giờ đây em đã hiểu bởi thông qua đó, học sinh có cái nhìn tổng quan về những quyết định mang tính lịch sử của dân tộc, đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Còn cô Trần Thùy Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Hà Nội - Amsterdam cho rằng, giúp học sinh thấm nhuần lịch sử, thấm nhuần tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh thì trước hết Hiệu trưởng, giáo viên phải cùng học sinh tham gia những sự kiện. Thầy, cô là những người truyền cảm hứng cho học sinh về những giá trị tưởng lớn lao này.

"Nhà trường dạy học sinh học về Bác thông qua buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần. Đó có thể là những hoạt động văn nghệ, đóng kịch, những câu hỏi đố vui về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Học sinh được tiếp cận khá nhẹ nhàng. Cao hơn nữa là những buổi trải nghiệm sự kiện đúng dịp kỷ niệm tại bảo tàng mà bản thân tôi là người đưa các em đến. Tôi mong muốn sau này khi trở thành sinh viên, các em trở lại trường để nói về những giá trị tư tưởng này, những kiến thức lịch sử với đàn em", cô Thùy Dương nói.

Dưới đây là một số hình ảnh học sinh tham quan buổi trưng bày “Bác Hồ với thủ đô Hà Nội” và Không gian nghệ thuật “Sen thư pháp” tại Bảo tàng Hà Nội:

Học sinh Trường THPT Hà Nội Amsterdam đọc ý nghĩa bài thư pháp "Nhớ chiến sĩ" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Học sinh Trường THPT Hà Nội Amsterdam đọc ý nghĩa bài thư pháp "Nhớ chiến sĩ" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hiệu trưởng Trường THPT Hà Nội Amsterdam Trần Thùy Dương giải thích ý nghĩa một số bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hiệu trưởng Trường THPT Hà Nội Amsterdam Trần Thùy Dương giải thích ý nghĩa một số bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Em Đặng Đình Trường, lớp 12 Toán 2, Trường THPT Hà Nội Amsterdam (đứng giữa) cùng thầy giáo dạy Lịch sử và cô Hiệu trưởng Nhà trường.

Em Đặng Đình Trường, lớp 12 Toán 2, Trường THPT Hà Nội Amsterdam (đứng giữa) cùng thầy giáo dạy Lịch sử và cô Hiệu trưởng Nhà trường.

Thầy, cô Trường THPT Hà Nội Amsterdam tại buổi trưng bày “Bác Hồ với thủ đô Hà Nội” và Không gian nghệ thuật “Sen thư pháp” tại Bảo tàng Hà Nội.

Thầy, cô Trường THPT Hà Nội Amsterdam tại buổi trưng bày “Bác Hồ với thủ đô Hà Nội” và Không gian nghệ thuật “Sen thư pháp” tại Bảo tàng Hà Nội.

Lê Vân/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/giao-duc/giao-duc-tu-tuong-cua-chu-tich-ho-chi-minh-cho-hoc-sinh-thong-qua-cac-su-kien-20230519174921250.htm