Giải pháp thăng hạng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong bối cảnh địa chính trị thế giới và kinh tế có nhiều thay đổi, xu hướng mở rộng tìm đối tác của các doanh nghiệp xuyên biên giới sẽ trở thành cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất và kinh doanh.

Xu hướng tìm nguồn cung ứng từ các doanh nghiệp quốc tế

Thông tin từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy xuất khẩu dệt may, giày dép và gỗ nội thất đầu năm 2024 đạt mức tăng trưởng từ gần 40% đến hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây chỉ là một trong rất nhiều chỉ số tích cực cho thấy sự gia tăng nhu cầu của thị trường quốc tế về nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt có nhiều tiềm năng và cơ hội khi tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới tìm kiếm nguồn cung ứng mới.

Doanh nghiệp Việt có nhiều tiềm năng và cơ hội khi tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới tìm kiếm nguồn cung ứng mới.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) chia sẻ về việc nắm bắt cơ hội hiện nay trong ngành điện tử Việt Nam: “Chuỗi cung ứng dành cho các “ông lớn” trên thế giới hiện nay chuyển dịch sang Việt Nam và tìm kiếm đối tác rất nhiều. Ngành điện tử Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, tuy nhiên đây chính là cơ hội bứt phá cho những doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ và vận dụng thế mạnh của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh”.

Chính vì vậy, việc gia tăng năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu sâu về cơ hội và thách thức trong bối cảnh kinh tế hiện nay, từ đó xây dựng chiến lược dài hạn để khẳng định vị thế của doanh nghiệp là điều rất quan trọng.

Hiện tại, điều mà các doanh nghiệp cần đó là những dữ liệu phân tích thực tế về hành vi khách hàng để có thể xác định được hướng đi, nắm bắt cơ hội phát triển và mở ra những cơ hội mới bền vững trên toàn cầu.

Ông Sam Hui, Phó Chủ tịch Global Sources nhận xét: “Việc hiểu rõ xu hướng tìm nguồn cung ứng của nhà mua hàng là điều quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường xuyên biên giới. Khi toàn cầu hóa phát triển, các công ty phải bắt kịp những xu hướng mới nhất trong việc tìm nguồn cung ứng quốc tế nếu muốn giữ vững vị thế cạnh tranh”.

 Ông Sam Hui, Phó Chủ tịch Global Sources cung cấp thông tin nghiên cứu về nhu cầu thị trường và dư địa phát triển của các ngành tới các doanh nghiệp.

Ông Sam Hui, Phó Chủ tịch Global Sources cung cấp thông tin nghiên cứu về nhu cầu thị trường và dư địa phát triển của các ngành tới các doanh nghiệp.

Vì lý do này, Hội nghị Chuyên ngành thương mại xuất khẩu 2024 quy tụ nhiều doanh nghiệp tới từ nhiều quốc gia, mang đến cho các đơn vị những dữ liệu, báo cáo, thông tin nghiên cứu thị trường… trong chuỗi cung ứng toàn cầu thời gian qua và cung cấp một số giải pháp giúp doanh nghiệp hiểu sẽ cần phải làm gì để bắt nhịp với cơ hội hiện tại.

Thúc đẩy sản xuất điện tử tại Việt Nam

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), thông tin: “Ngay khi đại dịch Covid-19 tạm ổn, chúng tôi đã thúc đẩy sự kết nối với các đơn vị trên toàn cầu, đồng thời đưa các doanh nghiệp tới với các thị trường lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore… để kết nối chuỗi cung ứng bán dẫn”.

Những sự kiện kết nối như vậy giúp cho doanh nghiệp “rút ngắn” con đường tiếp cận với cơ hội. Chính vì vậy, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cùng Global Sources đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU), đánh dấu mối quan hệ đối tác chiến lược cho Triển lãm Quốc tế Linh kiện điện tử và sản xuất thông minh tại Việt Nam (GEIMS Việt Nam).

 Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cùng Global Sources đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU).

Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cùng Global Sources đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU).

GEIMS Việt Nam hướng đến đáp ứng nhu cầu mua hàng ngày càng tăng trong bối cảnh lĩnh vực sản xuất điện tử đang bùng nổ tại Việt Nam, mang đến giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp sản xuất điện tử trong các lĩnh vực như điện tử tiêu dùng, năng lượng mới, nhà thông minh, thiết bị y tế, ô-tô... Người tham dự có thể khám phá nhiều loại sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, bao gồm linh kiện điện tử, bộ dây điện, PCBA, thiết bị lắp ráp và thử nghiệm, khuôn đúc/ép, cơ khí chính xác, và công nghệ năng lượng mới.

Ông Wilson Wu, Phó Chủ tịch Global Sources chia sẻ: “GEIMS Việt Nam là một bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất điện tử tại Việt Nam. Sự kiện này cung cấp giải pháp toàn diện về linh kiện điện tử nhằm củng cố vị thế của Việt Nam với vai trò là trung tâm sản xuất điện tử của thế giới”.

 GEIMS Việt Nam mang đến sân chơi cho các doanh nghiệp toàn cầu có thể tìm kiếm đối tác, đồng thời tạo lợi thế cho chính doanh nghiệp Việt trên sân nhà.

GEIMS Việt Nam mang đến sân chơi cho các doanh nghiệp toàn cầu có thể tìm kiếm đối tác, đồng thời tạo lợi thế cho chính doanh nghiệp Việt trên sân nhà.

Với sự tham gia của khoảng 10.000 khách thương mại, GEIMS Việt Nam là sự kiện quan trọng dành cho các chuyên gia trong ngành và là điểm đến mới để cập nhật những công nghệ tiên tiến nhất cũng như thúc đẩy các kết nối quan trọng trong ngành sản xuất điện tử.

Thông qua Biên bản ghi nhớ, các bên sẽ đẩy mạnh hợp tác, tận dụng tối đa nguồn lực và mạng lưới kết nối để xây dựng nền tảng giúp các doanh nghiệp địa phương tiếp cận công nghệ tiên tiến, linh kiện chất lượng cao và cơ hội kinh doanh mới.

Hướng đến thúc đẩy giao thương toàn cầu và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam về nguồn cung ứng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất điện tử, từ ngày 28 đến 30/11/2024, tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế linh kiện điện tử và sản xuất thông minh tại Việt Nam (GEIMS Việt Nam).

Sự kiện thu hút hơn 200 nhà trưng bày đến từ hơn 10 quốc gia và khu vực, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, châu Âu, Hoa Kỳ...

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/giai-phap-thang-hang-canh-tranh-cho-doanh-nghiep-viet-trong-chuoi-cung-ung-toan-cau-post815055.html