Giải mã hình tượng chim phượng trong đức tin của người Việt

Hình tượng chim phượng hoàng xuất hiện trong văn hóa Việt từ rất sớm. Có người cho rằng hình tượng chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn chính là sự khắc họa có tính điển hình đầu tiên về chim phượng...

Gạch trang trí hình tượng chim phượng dùng để lát nền cung điện nhà Đinh, cố đô Hoa Lư. Trong văn hóa Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên... chim phượng là một hình ảnh mang tính biểu tượng đặc biệt, là một trong Tứ linh, gồm Long, Ly, Quy, Phượng (Rồng, Lân, Rùa, Phượng).

Gạch trang trí hình tượng chim phượng dùng để lát nền cung điện nhà Đinh, cố đô Hoa Lư. Trong văn hóa Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên... chim phượng là một hình ảnh mang tính biểu tượng đặc biệt, là một trong Tứ linh, gồm Long, Ly, Quy, Phượng (Rồng, Lân, Rùa, Phượng).

Lá đề hình phượng bằng đất nung thời Lý, thế kỷ 11 - 13, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Theo truyền thuyết, phượng hoàng là chúa tể của 360 loài chim, mang nhiều đức tính, phẩm hạnh cao đẹp cũng như những quyền năng đặc biệt sánh ngang thánh thần.

Lá đề hình phượng bằng đất nung thời Lý, thế kỷ 11 - 13, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Theo truyền thuyết, phượng hoàng là chúa tể của 360 loài chim, mang nhiều đức tính, phẩm hạnh cao đẹp cũng như những quyền năng đặc biệt sánh ngang thánh thần.

Đầu phượng hoàng triều Trần - Hồ (thế kỷ 14-15). Thư tịch cổ viết rằng, loài chim huyền thoại này có 5 màu sắc tượng trưng cho năm đức tính: ngay thẳng, lương thiện, công bằng, chung thủy và lòng quảng đại.

Đầu phượng hoàng triều Trần - Hồ (thế kỷ 14-15). Thư tịch cổ viết rằng, loài chim huyền thoại này có 5 màu sắc tượng trưng cho năm đức tính: ngay thẳng, lương thiện, công bằng, chung thủy và lòng quảng đại.

Hình phượng trang trí trên đĩa gốm hoa lam thời Lê sơ, thế kỷ 15. Tương truyền, chim phượng lộ diện vào thời thái bình, ẩn mình khi loạn lạc. Phượng hoàng xuất hiện là điềm báo thánh nhân hoặc hiền triết ra đời. Vì điều này nên nó là biểu tượng cho thái bình, thịnh trị.

Hình phượng trang trí trên đĩa gốm hoa lam thời Lê sơ, thế kỷ 15. Tương truyền, chim phượng lộ diện vào thời thái bình, ẩn mình khi loạn lạc. Phượng hoàng xuất hiện là điềm báo thánh nhân hoặc hiền triết ra đời. Vì điều này nên nó là biểu tượng cho thái bình, thịnh trị.

Cặp phượng chầu bằng gỗ, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18. Có truyền thuyết mô tả cơ thể của chim phượng tương ứng với các thiên thể: Đầu của nó là bầu trời, mắt là mặt trời, lưng là mặt trăng, chân là trái đất, đuôi là các hành tinh. Do đó, phượng hoàng là sự liên kết giữa con người và vũ trụ.

Cặp phượng chầu bằng gỗ, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18. Có truyền thuyết mô tả cơ thể của chim phượng tương ứng với các thiên thể: Đầu của nó là bầu trời, mắt là mặt trời, lưng là mặt trăng, chân là trái đất, đuôi là các hành tinh. Do đó, phượng hoàng là sự liên kết giữa con người và vũ trụ.

Bức bình phong trang trí hình tượng chim phượng khảm sứ ở lăng mộ Lệ Thiên Hoàng Hậu (vợ cả vua Tự Đức) ở Huế. Ngoài các ý nghĩa đã đề cập, chim phượng cũng được coi là hình ảnh tượng trưng cho phụ nữ quý tộc, hoàng gia thời phong kiến.

Bức bình phong trang trí hình tượng chim phượng khảm sứ ở lăng mộ Lệ Thiên Hoàng Hậu (vợ cả vua Tự Đức) ở Huế. Ngoài các ý nghĩa đã đề cập, chim phượng cũng được coi là hình ảnh tượng trưng cho phụ nữ quý tộc, hoàng gia thời phong kiến.

Hình chim phượng trang trí trên hộp trầu bằng vàng thời Nguyễn, niên hiệu Minh Mạng thứ 5 (1824). Về mặt tạo hình, phượng hoàng là sự kết tinh vẻ đẹp và sự mềm mại thanh lịch duyên dáng của các loài chim khác nhau, nổi bật là công và trĩ.

Hình chim phượng trang trí trên hộp trầu bằng vàng thời Nguyễn, niên hiệu Minh Mạng thứ 5 (1824). Về mặt tạo hình, phượng hoàng là sự kết tinh vẻ đẹp và sự mềm mại thanh lịch duyên dáng của các loài chim khác nhau, nổi bật là công và trĩ.

Hình chim phượng trang trí trên lồng ấp được làm bằng vàng thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20. Hình tượng phượng hoàng xuất hiện trong văn hóa Việt từ rất sớm. Có người cho rằng hình tượng chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn chính là sự khắc họa có tính điển hình đầu tiên về chim phượng.

Hình chim phượng trang trí trên lồng ấp được làm bằng vàng thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20. Hình tượng phượng hoàng xuất hiện trong văn hóa Việt từ rất sớm. Có người cho rằng hình tượng chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn chính là sự khắc họa có tính điển hình đầu tiên về chim phượng.

Hình chim phượng trên đài thờ bằng bạc thời Nguyễn. Ở Việt Nam, hình tượng chim phượng xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật ở hầu hết các thời đại lịch sử. Linh vật này có một vai trò nổi bật trong văn hóa nghệ thuật thời Nguyễn.

Hình chim phượng trên đài thờ bằng bạc thời Nguyễn. Ở Việt Nam, hình tượng chim phượng xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật ở hầu hết các thời đại lịch sử. Linh vật này có một vai trò nổi bật trong văn hóa nghệ thuật thời Nguyễn.

Hình tượng chim phượng chạm khắc trên khay rượu thời Nguyễn được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Ngày nay, hậu thế có thể chiêm ngưỡng hình tượng chim phượng của vô số cổ vật được tạo tác tinh xảo cũng như các họa tiết trang trí hoa mỹ trong hệ thống kiến trúc cung đình Huế...

Hình tượng chim phượng chạm khắc trên khay rượu thời Nguyễn được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Ngày nay, hậu thế có thể chiêm ngưỡng hình tượng chim phượng của vô số cổ vật được tạo tác tinh xảo cũng như các họa tiết trang trí hoa mỹ trong hệ thống kiến trúc cung đình Huế...

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-hinh-tuong-chim-phuong-trong-duc-tin-cua-nguoi-viet-1462434.html