'Giải mã' hang động nổi tiếng được ca ngợi 'đẹp nhất trời Nam'

Nằm trong quần thể văn hóa - tôn giáo nổi tiếng, hang động này từng được chúa Trịnh Sâm hết lời ca ngợi trong một lần tuần thú vào năm 1770.

1. Động nào dưới đây được chúa Trịnh Sâm ban cho danh hiệu "Nam thiên đệ nhất động"?

A. Động Hương Tích

0%

B. Động Phong Nha

0%

C. Động Thiên Đường

0%

Chính xác

Trong một lần tuần thú vào năm 1770, chúa Trịnh Sâm (Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm) đã cho đề khắc 5 chữ lên cửa động Hương Tích: “Nam thiên đệ nhất động”, nghĩa là "Động đẹp nhất trời Nam".

Sau này, nhiều thi nhân nổi tiếng khác cũng tới đây đề bút như: Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hồ Xuân Hương,...

2. Từ cửa động, du khách phải đi xuống bao nhiêu bậc thang?

A. 100

0%

B. 110

0%

C. 120

0%

Chính xác

Từ cửa động, đi xuống 120 bậc, du khách như bước vào một thế giới khác, thế giới của tâm linh. Hai bên lối vào động Hương Tích, cây rừng xanh mướt.

Theo các nhà phong thủy, động Hương Tích là hàm của một con rồng mà đuôi rồng chạy dài đến Ái Nàng - Hang Nước.

Theo các nhà địa chất, động Hương Tích có từ thời vận động tạo sơn và được phát hiện vào thế kỷ XI. Ngay từ thế kỷ thứ XVII, động đã được làm nơi thờ Phật. Phật thoại truyền rằng, đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã tu hành 9 năm và thành đạo ở động này nên đặt tên là Hương Tích (với ý nghĩa dấu vết thơm tho).

3. Động này nằm trong quần thể văn hóa - tôn giáo nổi tiếng nào?

A. Bái Đính - Tràng An

0%

B. Tam Chúc - Hà Nam

0%

C. Chùa Hương - Hương Sơn

0%

Chính xác

Chùa Hương hay Hương Sơn là một quần thể văn hóa - tôn giáo của Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, các ngôi đền thờ thần và các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của cụm đình đền chùa này là chùa Hương (tức chùa Trong) nằm trong động Hương Tích ở hữu ngạn sông Đáy, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

4. Bảo vật nào trong động được chế tác từ thế kỷ 18?

A. Tượng Phật

0%

B. Chuông

0%

C. Trống

0%

Chính xác

Theo sách “100 kỳ quan thiên nhiên Việt Nam”, một trong số bảo vật quý nhất của động Hương Tích hiện nay là quả chuông “Bảo Đài Hương Tích Sơn Hồng Chung”, được chế tác năm 1766 dưới thời vua Lê Hiển Tông. Chuông cao 1,24m, đường kính 0,63m.

5. Ngày khai hội hàng năm ở quần thể văn hóa - tôn giáo này?

A. Mùng 5 tháng Giêng (âm lịch)

0%

B. Mùng 6 tháng Giêng (âm lịch)

0%

C. Mùng 7 tháng Giêng (âm lịch)

0%

Chính xác

Chính thức khai hội vào ngày mùng 6, kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm, lễ hội chùa Hương có thời gian dài nhất trong số hơn 8.000 lễ hội ở Việt Nam.

6. Quần thể này được công nhận là Di tích Quốc gia Đặc biệt vào năm nào?

A. 2017

0%

B. 2018

0%

C. 2019

0%

Chính xác

Quần thể Hương Sơn là một trong 21 Khu du lịch Quốc gia của Việt Nam và là Di tích Quốc gia Đặc biệt theo quyết định 2082/QĐ-TTg năm 2017.

Đỗ An

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/giai-ma-hang-dong-noi-tieng-duoc-ca-ngoi-dep-nhat-troi-nam-2360309.html