Đơn giản hóa việc triển khai quy trình CI/CD trên Google Cloud

Chuyên gia về MultiCloud của CMC Telecom hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng quy trình CI/CD trên Google Cloud Platform (GCP), nhằm tối ưu thời gian, đảm bảo các ứng dụng luôn hoạt động trơn tru, mượt mà trên nền tảng đám mây của Google.

Tổng quan về quy trình CI/CD

CI/CD (Continuous Integration/ Continuous Deployment) là quy trình giúp các lập trình viên (developer) tập trung vào việc viết mã nguồn mới mà không cần lo lắng về việc tích hợp thường xuyên, triển khai ứng dụng. Việc tích hợp liên tục (CI) đảm bảo mã nguồn được tự động kiểm tra và tích hợp với mã nguồn bản chính thống khi có thay đổi mới, tránh gây ra lỗi. Trong khi đó, CD giúp doanh nghiệp triển khai liên tục nhưng vẫn đảm bảo ứng dụng sẵn sàng để triển khai và chạy bất cứ khi nào.

Chuyên gia GCP của CMCTelecom cho biết: “Hiện nay, tự động hóa quy trình vận hành đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Bởi quy trình này mang đến cho doanh nghiệp một số lợi ích khi triển khai trên nền tảng MultiCloud, đặc biệt với GCP”.

Sơ đồ luồng hoạt động của một quy trình CI/CD. Ảnh: CMC Telecom

Theo đại diện CMC Telecom, có 5 lợi chính ích khi triển khai CI/CD trên GCP, gồm:

Tăng tốc độ phát triển: Tự động hóa CI/CD giúp rút ngắn thời gian từ viết mã đến triển khai sản phẩm. Nhờ đó, lập trình viên có thể tập trung vào việc hoàn thiện tính năng mới cho ứng dụng.

Đảm bảo chất lượng: Tích hợp và kiểm tra mã nguồn mới liên tục giúp dễ dàng phát hiện và sửa lỗi ngay khi có vấn đề. Điều này đảm bảo chất lượng ứng dụng trước khi đưa vào môi trường sản xuất.

Dễ dàng triển khai và quản lý: GCP cung cấp các fully-managed services, doanh nghiệp không cần đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng riêng, đồng thời giảm thời gian quản lý và nguy cơ sai sót do sự can thiệp của con người.

Khả năng mở rộng: GCP cho phép tự động mở rộng quy trình CI/CD dựa trên nhu cầu và lưu lượng truy cập của ứng dụng. Mặt khác, Google cam kết đảm bảo độ tin cậy cao với mức chịu tải và lỗi hệ thống ổn định giúp hệ thống luôn hoạt động mượt mà.

Tính bảo mật mạnh mẽ: Cơ chế quản lý định danh IAM và mã hóa dữ liệu giúp kiểm soát truy cập người dùng, cũng như đảm bảo thông tin quan trọng của doanh nghiệp luôn an toàn.

6 bước xây dựng quy trình CI/CD trên GCP

Sơ đồ tổng quan kiến trúc của một serverless CI/CD trên GCP. Ảnh: CMC Telecom

Để triển khai quy trình CI/CD trên GCP cần có 6 bước sau:

Bước 1: Source Control Management (SCM). Doanh nghiệp cần lưu trữ và triển khai mã nguồn trên hệ thống SCM. GCP có Cloud Source Repositories để đảm bảo quản lý chặt chẽ các phiên bản mã nguồn và tạo/xóa các nhánh riêng biệt. Điều này nhằm giúp phát triển liên tục các tính năng mới và tránh xung đột khi sửa lỗi. Đặc biệt, dịch vụ này còn hỗ trợ tính năng tự động kiểm tra tất cả các lỗ hổng bảo mật ngay trên repository và đưa ra cảnh báo khi upload code mới. Ngoài ra, lập trình viên có thể thay thế bằng: GitHub, GitLab…

Bước 2: Building CI/CD tool. Để xây dựng quy trình tự động hóa CI/CD nhầm kiểm thử và triển khai ứng dụng liên tục, doanh nghiệp có thể sử dụng Cloud Build. Theo đó, doanh nghiệp cần tạo và cấu hình tệp config file (vd: cloudbuild.yaml); chẳng hạn: kiểm tra mã nguồn/ docker type, đóng gói ứng dụng, dựng Docker images, lưu trữ images trên Artifact Registry, gửi thông báo thành công/ thất ….

Sau khi tạo và lưu trữ tệp cấu hình này vào kho mã nguồn SCM, Cloud Build sẽ tự động kích hoạt việc xây dựng và triển khai mỗi khi có thay đổi mới được gửi lên kho mã nguồn.

Bước 3: Tự động hóa kiểm thử. Thực tế, trên GCP có Firebase Test Lab hoặc Google Cloud Testing API nhầm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các loại kiểm thử phổ biến. Ví dụ như: Kiểm thử đơn vị (Unit Testing), kiểm thử tích hợp (Integration Testing), và kiểm thử hộp đen (Black Box Testing) nhằm đảm bảo tính ổn định và chất lượng của ứng dụng trước khi triển khai.

Bước 4: Lưu trữ và quản lý các phiên bản artifacts. Doanh nghiệp có thể dùng Artifact Registry. Dịch vụ này cho phép quản lý các thay đổi và phiên bản của artifacts. Đặc biệt, Artifact Registry cho phép doanh nghiệp dễ dàng chia sẻ các artifact này giữa các nhóm phát triển và triển khai với nhau trên toàn bộ quy trình phát triển phần mềm mà vẫn đảm bảo tính bảo mật thông qua tích hợp IAM (Identity & Access Management) của GCP. Ngoài ra, dịch vụ còn hỗ trợ lưu trữ các định file như: Docker container images, Java (Maven/Gradle), npm, NuGet, Python…

Bước 5: Tự động hóa việc triển khai các ứng dụng container trên Kubernetes. Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ fully-managed là Google Kubernetes Engine (GKE). Với dịch vụ này, doanh nghiệp chỉ cần upload container của ứng dụng và GKE sẽ tự động đảm nhận việc vận hành tự động. Không chỉ thế, GKE còn hỗ trợ tính năng autoscaling giúp tự động co dãn tài nguyên như nodes, pods dựa trên lưu lượng truy cập vào ứng dụng.

Bước 6: Triển khai ứng dụng. Doanh nghiệp có thể dùng Cloud Deploy (REST API). Đây là một dịch vụ dùng để tự động hóa quá trình triển khai - Continuous Delivery (CD) bao gồm: Triển khai theo lịch, theo sự kiện (vd: khi có mã nguồn mới), triển khai hàng loạt nhiều ứng dụng một lúc, triển khai theo các quy trình, theo dõi tiến trình triển khai,..

Sơ đồ luồng hoạt động của các dịch vụ CI/CD trên GCP. Ảnh: CMC Telecom

Với tư cách là đối tác cao cấp của Google tại Việt Nam, CMC Telecom có nhiều năm kinh nghiệm triển khai các dịch vụ - giải pháp trên GCP. Doanh nghiệp này đã cung cấp cho khách hàng các thông tin chuyên sâu về quy trình CI/CD trên GCP với sự hỗ trợ từ Cloud Build (CI) và Cloud Deploy (CD).

Thúy Ngà

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/don-gian-hoa-viec-trien-khai-quy-trinh-ci-cd-tren-google-cloud-2194046.html