Điểm báo in Bắc Kạn ngày 23/11/2024

Trên số báo in Bắc Kạn cuối tuần ra ngày 23/11/2024 có một số thông tin như sau:

>> Kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024)

Lan tỏa nghĩa tình, đảm bảo an sinh xã hội (Xem trang 1, 3)

Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bắc Kạn ngày càng khẳng định vai trò, vị thế, lan tỏa tinh thần nhân ái, đóng góp quan trọng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

 Đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bắc Kạn, Hội Chữ thập đỏ huyện Mê Linh (Hà Nội) cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trao xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của thôn Tà Han, xã Xuân Lạc (Chợ Đồn).

Đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bắc Kạn, Hội Chữ thập đỏ huyện Mê Linh (Hà Nội) cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trao xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của thôn Tà Han, xã Xuân Lạc (Chợ Đồn).

>> Doanh nghiệp bỏ tiền tỷ đầu tư cấp chứng chỉ rừng FSC cho người dân (Xem trang 2)

Trong những ngày tháng 11 này, Chi nhánh Công ty TNHH Kẻ gỗ tại Bắc Kạn và đơn vị tư vấn là Viện Nghiên cứu lâm sinh -Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã trực tiếp đến tận thôn, gặp gỡ người trồng rừng trên địa bàn huyện Chợ Đồn, để nói về một hướng đi mới trong phát triển kinh tế rừng, với mong muốn nâng cao giá trị nhiều ha rừng cho bà con. Đó chính là những bước khởi đầu đầy hy vọng về tương lai của những khu rừng đủ điều kiện được tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững mang tên FSC.

 Sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng của Chi nhánh Công ty TNHH Kẻ gỗ tại Bắc Kạn xuất khẩu đòi hỏi nguyên liệu phải có chứng chỉ FSC.

Sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng của Chi nhánh Công ty TNHH Kẻ gỗ tại Bắc Kạn xuất khẩu đòi hỏi nguyên liệu phải có chứng chỉ FSC.

>> Bắc Kạn huy động xã hội hóa, kiên cố trường lớp học (Xem trang 3)

Những năm qua, cùng với nguồn ngân sách đầu tư của Nhà nước, tại tỉnh đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp học, góp phần đáp ứng nhu cầu dạy và học.

 Bắc Kạn sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội hóa về kiên cố hóa trường lớp học.

Bắc Kạn sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội hóa về kiên cố hóa trường lớp học.

>> Trang thơ, tản văn (Xem trang 4)

 Minh họa Q.D

Minh họa Q.D

Vết thương Sông …

Sông đau ở vết chém nào

Trăng mòn nhắc sóng đừng cào vào đêm

Không chảy máu. Chỉ trong thêm

Bao ghềnh đá xé nỗi niềm trắng phau

...

 Minh họa Q.D

Minh họa Q.D

Trong cơn mê của lửa

Ta hóa làm chiếc cốc

Tự làm rỗng tâm mình

Mỗi ban mai gõ cửa

Lại đựng đầy bình minh.

...

Tùy hứng… qua sông

Qua sông thường phải lụy đò

Tôi mang tùy hứng đi dò nông sâu

Người xưa cởi nón trao nhau

Tôi đem quai nón buộc đâu bây giờ…?

...

 Minh họa Q.D

Minh họa Q.D

Bên ô cửa mùa thu

Bên ô cửa một mùa thu ấy

Trong vòng tay quấn siết gốc si già

Cây hoa sữa thả nồng nàn vào phố

Có một người ngóng phía cuối đường xa

...

Khoảnh khắc đông về

Sáng sớm, thinh không tràn căng tiếng gió ràn rạt. Vô vàn vòm lá trong vườn rung ngân xào xạc… xào xạc… Gió bứt lá cây chênh chao chạy trên mặt đường đá lạt sạt. Sung sướng làm sao bởi những ngọn gió bấc lành lạnh cõng vô vàn bụi sương li ti ùa tới, khe khẽ tràn qua cửa chính, cửa sổ, nhẹ lướt khắp gian nhà sàn, tỏa hương thơm ngọt ngào, quyến rũ.

>> Rực rỡ sắc màu Bản Cuôn (Xem trang 5)

Sinh sống lâu đời ở các tỉnh phía Bắc, đồng bào dân tộc Dao đã tạo dựng nên một đời sống vật chất, tinh thần đặc sắc. Lướt qua những cung đường bát ngát xanh, đẹp như tranh vẽ, chúng tôi đến với Bản Cuôn, nơi đồng bào dân tộc Dao đỏ đang từng bước nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

 Tiết mục văn nghệ hát tiếng dân tộc Dao đặc sắc.

Tiết mục văn nghệ hát tiếng dân tộc Dao đặc sắc.

>> Chất văn hóa Tày trong “Gió thơm miền thổ cẩm” của Dương Khâu Luông (Xem trang 6)

“Gió thơm miền thổ cẩm” – tên tập thơ thật đẹp, nghe thôi cũng đủ cảm nhận những cơn gió nhẹ vi vu, mang theo hương sắc, mùi vị ở địa hình không mấy bằng phẳng bay dào dạt về muôn lối. Ở nơi ấy, thiên nhiên tươi đẹp, gần gũi; con người thuần hậu, nhân ái. Ở nơi ấy, không gian văn hóa đậm chất Tày hiển hiện với những địa danh, phong tục, tập quán, những điệu then, câu sli, câu lượn ngọt ngào len theo tiếng đàn tính từ những nếp nhà sàn ra đến nương, đến suối… Chỉ điểm xuyết vậy thôi cũng đủ lý do để độc giả muốn biết người khai sinh ra tập thơ ấy. Dương Khâu Luông – một nhà thơ Tày chính hiệu đã thổi hồn Tày vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên, dung dị mà ý nghĩa. Trong “Gió thơm miền thổ cẩm”, Dương Khâu Luông không đơn thuần biểu đạt văn hóa Tày ở Bắc Kạn quê anh, mà còn có những bài thơ viết về các tỉnh bạn, về Hà Nội… nhưng chất văn hóa Tày vẫn là căn cốt. Tôi thích điều đó vì nó đậm phong vị “miền thổ cẩm” .

>> Chuyện những người lính hiến dâng thanh xuân cho Tổ quốc (Xem trang 7)

Mặc dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về giai đoạn lịch sử gian lao mà hào hùng của dân tộc vẫn còn in đậm trong tâm trí của người dân đất Việt.

 CCB Nguyễn Quân nói chuyện với các chiến sĩ tại Trung đoàn Bộ binh 750 (Bộ CHQS tỉnh) về truyền thống anh hùng của Quân đội ta.

CCB Nguyễn Quân nói chuyện với các chiến sĩ tại Trung đoàn Bộ binh 750 (Bộ CHQS tỉnh) về truyền thống anh hùng của Quân đội ta.

>> Gặp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại huyện đảo Trường Sa (Xem trang 8)

Với tâm huyết, lòng yêu nghề, cùng với tình thương yêu học trò, những người thầy giáo tại các trường học ở thị trấn huyện Trường Sa luôn nỗ lực, cống hiến hết mình để ươm những mầm xanh, góp phần hết sức quan trọng cho sự nghiệp giáo dục của cả nước.

 Đại tá Trần Văn Quyển, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 tặng quà cho thầy giáo và học sinh Trường Tiểu học xã Song Tử Tây.

Đại tá Trần Văn Quyển, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 tặng quà cho thầy giáo và học sinh Trường Tiểu học xã Song Tử Tây.

... Thông tin chi tiết, mời độc giả đọc trên số báo Bắc Kạn cuối tuần ngày 23/11/2024 tại đây.

BBK

Nguồn Bắc Kạn: https://baobackan.vn/diem-bao-in-bac-kan-ngay-23112024-post67595.html