'Dân vận khéo' trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công', thời gian qua, công tác 'Dân vận khéo' trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp luôn được Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh quan tâm chỉ đạo thường xuyên, có hiệu quả.

Để xây dựng và triển khai thực hiện tốt các mô hình "Dân vận khéo" trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Đảng ủy, lãnh đạo Viện KSND tỉnh luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng giúp cán bộ, kiểm sát viên trong đơn vị có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân vận. Từ đó, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự nói riêng. Bên cạnh đó, đơn vị còn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành, nhằm nâng cao hơn nữa về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn.

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Phủ Lý tiếp nhận và giải quyết kiến nghị, phản ánh của công dân.

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Phủ Lý tiếp nhận và giải quyết kiến nghị, phản ánh của công dân.

Việc thực hiện "Dân vận khéo" trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp được đơn vị thực hiện gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và phong trào xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”. Đồng thời, đẩy mạnh việc thực hiện công tác dân vận, quy chế dân chủ, tập trung vào nhiều nội dung phong phú, đa dạng như: học tập, tuyên truyền, phổ biến và xây dựng các văn bản thực hiện công tác dân vận trong đơn vị; sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch trong các khâu giải quyết công việc, giảm thiểu các hành vi thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho người dân.

Nhờ vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, kiểm sát viên trong đơn vị đều nêu cao ý thức, xác định được đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, từ đó có những hành động, việc làm thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ được giao. Thông qua hoạt động kiểm sát, kiểm sát viên trong đơn vị đã kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp, đề xuất lãnh đạo viện ban hành nhiều kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu các cơ quan khắc phục kịp thời vi phạm; đồng thời, chú trọng tổng hợp nguyên nhân, điều kiện phạm tội, vi phạm pháp luật để kiến nghị phòng ngừa chung.

Năm 2024, viện KSND hai cấp tiếp 138 lượt công dân; tiếp nhận, phân loại, xử lý 596 đơn/596 đơn (đạt tỷ lệ 100%); thụ lý, giải quyết 10/10 đơn thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết 17/17 đơn KNTC trong hoạt động tư pháp. Viện KSND tỉnh còn chỉ đạo viện KSND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Chi cục Thi hành án dân sự xác minh, phân loại, tuyên truyền, vận động, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án, góp phần giải quyết nhanh chóng và kịp thời thu hồi tài sản cho ngân sách nhà nước và người được thi hành án. Qua đó, đã vận động 117 trường hợp đồng ý nộp tiền thi hành án...

Năm 2024, viện KSND hai cấp trong tỉnh đã thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố mới đối với 1.058 vụ/1.832 bị can (tăng 190 vụ, 349 bị can so với năm 2023); kiểm sát việc thụ lý, xác minh của cơ quan điều tra đối với 1.528 tố giác, tin báo về tội phạm và vụ việc quả tang; kiểm sát việc giải quyết 1.444 tin, vụ việc, đạt 94,5% (vượt 4,5% so với chỉ tiêu ngành); thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra án hình sự đối với 1.257 vụ/2.176 bị can; thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố đối với 972 vụ/1.787 bị can; đã giải quyết 967 vụ/1.679 bị can, đạt tỷ lệ 99,5% (vượt 4,5% so với chỉ tiêu ngành), tỷ lệ truy tố đúng tội, đúng hạn đạt 100%. Cùng với đó, viện KSND hai cấp còn tham gia giải quyết 940 vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động (tăng 172 vụ, việc so với năm 2023); phối hợp với Tòa án nhân dân hai cấp tổ chức 124 phiên tòa sơ thẩm, 6 phiên tòa phúc thẩm, 5 phiên tòa rút kinh nghiệm qua hệ thống giám sát trực tuyến, 13 phiên tòa trực tuyến, 108 phiên tòa số hóa hồ sơ, 6 phiên tòa xét xử lưu động... Riêng Viện KSND tỉnh đã ban hành 7 kháng nghị phúc thẩm, 4 văn bản đề nghị Viện KSND Tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; 15 kiến nghị yêu cầu tòa án khắc phục vi phạm; 4 kiến nghị phòng ngừa tội phạm; ban hành 11 thông báo rút kinh nghiệm đối với viện KSND cấp huyện.

Kiểm sát viên Viện KSND huyện Thanh Liêm và chấp hành viên Chi cục THADS huyện tuyên truyền, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

Kiểm sát viên Viện KSND huyện Thanh Liêm và chấp hành viên Chi cục THADS huyện tuyên truyền, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

Thực hiện "Dân vận khéo" trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại các đơn vị trong ngành kiểm sát được gắn liền với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo (KNTC) về tư pháp. Theo đó, các đơn vị thực hiện nghiêm túc, niêm yết công khai nội quy, lịch tiếp công dân; phân công cán bộ, kiểm sát viên, lãnh đạo có năng lực, kinh nghiệm làm công tác tiếp dân, kịp thời tiếp nhận, phân loại giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh, KNTC của công dân về tư pháp. Năm 2024, viện KSND hai cấp tiếp 138 lượt công dân; tiếp nhận, phân loại, xử lý 596 đơn/596 đơn (đạt tỷ lệ 100%); thụ lý, giải quyết 10/10 đơn thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết 17/17 đơn KNTC trong hoạt động tư pháp.

Viện KSND tỉnh còn chỉ đạo viện KSND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Chi cục Thi hành án dân sự xác minh, phân loại, tuyên truyền, vận động, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án, góp phần giải quyết nhanh chóng và kịp thời thu hồi tài sản cho ngân sách nhà nước và người được thi hành án. Qua đó, đã vận động 117 trường hợp đồng ý nộp tiền thi hành án...

Từ phong trào "Dân vận khéo" trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp đã và đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của ngành kiểm sát trong từng khâu công tác, giúp ngành xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào quần chúng nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Trần Ích

Nguồn Hà Nam: https://baohanam.com.vn/chinh-tri/xay-dung-dang-chinh-quyen/dan-van-kheo-trong-cong-tac-thuc-hanh-quyen-cong-to-va-kiem-sat-hoat-dong-tu-phap-160407.html