Đại biểu tranh luận về quy định khó thực hiện khiến cán bộ sợ sai
Thảo luận về nội dung rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết 101 của Quốc hội, các ý kiến đại biểu cho rằng qua rà soát qua rà soát cho thấy bất cập, vướng mắc do pháp luật không nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các các nội dung qua rà soát được chỉ ra là có bất cập do được ban hành khá lâu, điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi dẫn đến một số quy định không còn phù hợp. Bên cạnh đó, cũng có nội dung được cho là vướng mắc, song thực chất là do nhận thức, do văn bản quy định chi tiết chưa được ban hành đầy đủ hoặc chưa triển khai thực hiện đúng, nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của luật.
Nêu ví dụ về xác định giá trị đất đai trong các vụ việc sai phạm, có trường hợp xác định giá trị ở thời điểm khởi tố vụ án, nhưng cũng có quan điểm cần xác định thất thoát tại thời điểm xảy ra vụ việc. Đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng cần thống nhất cách hiểu và áp dụng pháp luật.
Về vấn đề bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, các đại biểu nhấn mạnh chính việc Quốc hội cho rà soát hệ thống pháp luật sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo hành lang pháp lý cho cán bộ an tâm hơn, chủ động hơn trong thực thi công vụ.
Qua rà soát, cho thấy nhiều nội dung được cho là vướng mắc, song thực chất là do nhận thức, do văn bản quy định chi tiết chưa được ban hành đầy đủ hoặc chưa triển khai thực hiện đúng, nghiêm túc.
Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ tư pháp cũng thừa nhận bên cạnh những chồng chéo đã được phát hiện đang đề xuất xử lý, thì cũng có những nội dung được báo cáo là có chồng chéo là do cách hiểu chưa đúng.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng kết quả rà soát bước đầu sẽ là nguồn thông tin đầu vào cho các cấp, các ngành thuộc phạm vi, nhiệm vụ của mình nghiên cứu để đề xuất theo thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!