Cựu chiến binh ôn lại ký ức oanh liệt, bi thương quyết bảo vệ cầu Hàm Rồng

Trận địa pháo Đồi C4 (TP Thanh Hóa) là di tích gắn liền với chiến công bắn hạ 117 máy bay Mỹ, bảo vệ và giữ liền mạch máu giao thông Bắc - Nam cầu Hàm Rồng trong mưa bom, bão đạn.

Ngày 3-4/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3-4/4/1965 - 3-4/4/2025). Đây là sự kiện lớn của chính quyền và nhân dân Thanh Hóa, cũng là dịp để những cựu chiến binh, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân gặp gỡ, ôn lại ký ức oanh liệt, bi thương một thời dưới bom đạn.

Ngày 3-4/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3-4/4/1965 - 3-4/4/2025). Đây là sự kiện lớn của chính quyền và nhân dân Thanh Hóa, cũng là dịp để những cựu chiến binh, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân gặp gỡ, ôn lại ký ức oanh liệt, bi thương một thời dưới bom đạn.

Thời gian đã lùi xa 60 năm nhưng dấu tích lịch sử oanh liệt chống Mỹ ở Hàm Rồng mãi còn đó cùng với dòng sông Mã, núi Ngọc, núi Rồng và cả trận địa pháo đồi C4 nổi tiếng cùng khẩu hiệu: “Thà gục trên mâm pháo, quyết không để cầu gục”, làm nên Hàm Rồng chiến thắng "chấn động địa cầu".

Thời gian đã lùi xa 60 năm nhưng dấu tích lịch sử oanh liệt chống Mỹ ở Hàm Rồng mãi còn đó cùng với dòng sông Mã, núi Ngọc, núi Rồng và cả trận địa pháo đồi C4 nổi tiếng cùng khẩu hiệu: “Thà gục trên mâm pháo, quyết không để cầu gục”, làm nên Hàm Rồng chiến thắng "chấn động địa cầu".

Tại buổi lễ kỷ niệm diễn ra vào tối 3/4, cựu chiến binh Lê Xuân Giang, nguyên Chính trị viên Đại đội 4, Trung đoàn pháo cao xạ 228 kể lại: Tại Hàm Rồng, quân và nhân dân đã chiến đấu hơn 1.000 trận đánh lớn nhỏ, bắn rơi 117 máy bay Mỹ, bảo vệ vững chắc cầu Hàm Rồng nhiều năm liền, giữ liền mạch máu giao thông thông suốt góp phần vận chuyển người và của cho chiến trường miền Nam Việt Nam.

Tại buổi lễ kỷ niệm diễn ra vào tối 3/4, cựu chiến binh Lê Xuân Giang, nguyên Chính trị viên Đại đội 4, Trung đoàn pháo cao xạ 228 kể lại: Tại Hàm Rồng, quân và nhân dân đã chiến đấu hơn 1.000 trận đánh lớn nhỏ, bắn rơi 117 máy bay Mỹ, bảo vệ vững chắc cầu Hàm Rồng nhiều năm liền, giữ liền mạch máu giao thông thông suốt góp phần vận chuyển người và của cho chiến trường miền Nam Việt Nam.

Ngược dòng lịch sử, ngày 5/8/1964, Mỹ đã dựng nên sự kiện Vịnh Bắc Bộ, chúng bắt đầu leo thang phá hoại miền Bắc Việt Nam và xác định cầu Hàm Rồng là "điểm tắc lý tưởng" trên tuyến vận tải từ Bắc vào Nam nên sẽ quyết tâm đánh sập. Để bảo vệ cầu Hàm Rồng, Trung đoàn pháo cao xạ 228 nhận nhiệm vụ tổ chức chiến đấu lâu dài tại Hàm Rồng. Trung đoàn gồm 6 đại đội, mỗi đại đội đóng tại 1 địa điểm. Đại đội 4 pháo cao xạ 57 ly đóng trên đồi này và từ đó đồi được mang tên đồi C4.

Ngược dòng lịch sử, ngày 5/8/1964, Mỹ đã dựng nên sự kiện Vịnh Bắc Bộ, chúng bắt đầu leo thang phá hoại miền Bắc Việt Nam và xác định cầu Hàm Rồng là "điểm tắc lý tưởng" trên tuyến vận tải từ Bắc vào Nam nên sẽ quyết tâm đánh sập. Để bảo vệ cầu Hàm Rồng, Trung đoàn pháo cao xạ 228 nhận nhiệm vụ tổ chức chiến đấu lâu dài tại Hàm Rồng. Trung đoàn gồm 6 đại đội, mỗi đại đội đóng tại 1 địa điểm. Đại đội 4 pháo cao xạ 57 ly đóng trên đồi này và từ đó đồi được mang tên đồi C4.

Trận địa pháo đồi C4 nằm trên khu vực núi Rồng, có địa thế khá thuận lợi, với tổng diện tích 120.000m2, cách cầu Hàm Rồng khoảng 500m, án ngữ hướng Đông Nam là hướng chính máy bay địch thả bom. Trận địa được xây dựng trong vòng nửa tháng bao gồm: 1 hầm chỉ huy, 2 trung đội pháo gồm pháo B1, B2; 6 khẩu đội, 1 hầm câu lạc bộ và 2 hầm đạn.

Trận địa pháo đồi C4 nằm trên khu vực núi Rồng, có địa thế khá thuận lợi, với tổng diện tích 120.000m2, cách cầu Hàm Rồng khoảng 500m, án ngữ hướng Đông Nam là hướng chính máy bay địch thả bom. Trận địa được xây dựng trong vòng nửa tháng bao gồm: 1 hầm chỉ huy, 2 trung đội pháo gồm pháo B1, B2; 6 khẩu đội, 1 hầm câu lạc bộ và 2 hầm đạn.

Hầm chỉ huy gồm 3 đồng chí: Đại đội phó, chính trị viên phó và khí tài. Tại đài radar quan sát do Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng chỉ huy, khi thấy máy bay địch đã vào tầm ngắm thì lệnh cho hầm chỉ huy.

Hầm chỉ huy gồm 3 đồng chí: Đại đội phó, chính trị viên phó và khí tài. Tại đài radar quan sát do Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng chỉ huy, khi thấy máy bay địch đã vào tầm ngắm thì lệnh cho hầm chỉ huy.

Khi nhận được tín hiệu đánh từ đài radar, đại đội phó sẽ lệnh cho trung đội pháo B1 và trung đội pháo B2 nhận lệnh phất cờ để các khẩu đội nhằm thẳng hướng quân thù mà bắn.

Khi nhận được tín hiệu đánh từ đài radar, đại đội phó sẽ lệnh cho trung đội pháo B1 và trung đội pháo B2 nhận lệnh phất cờ để các khẩu đội nhằm thẳng hướng quân thù mà bắn.

Tại trận địa pháo, hầm câu lạc bộ là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của các chiến sĩ. Hầm rộng khoảng 30m2, có 2 đường lên xuống.

Tại trận địa pháo, hầm câu lạc bộ là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của các chiến sĩ. Hầm rộng khoảng 30m2, có 2 đường lên xuống.

Trong dịp kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng, cựu binh Trương Quý Vệ (thứ 2 từ trái ảnh sang), 74 tuổi ở Hà Nội về thăm lại trận địa pháo kể: Tôi vào Thanh Hóa từ những năm 1968 và tham gia chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng. Khu vực này có tổng cộng 6 khẩu pháo. "Xung quanh pháo, chúng tôi đắp toàn gồ đất cao để phòng thủ và có hầm lánh bom. Tôi nhớ nhất vào tháng 6/1972, Mỹ điên cuồng ném bom xuống cầu Hàm Rồng và khu vực đắp đê sông Mã. Chúng ta hy sinh nhiều trong đợt ném bom đó", cựu binh Vệ nói.

Trong dịp kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng, cựu binh Trương Quý Vệ (thứ 2 từ trái ảnh sang), 74 tuổi ở Hà Nội về thăm lại trận địa pháo kể: Tôi vào Thanh Hóa từ những năm 1968 và tham gia chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng. Khu vực này có tổng cộng 6 khẩu pháo. "Xung quanh pháo, chúng tôi đắp toàn gồ đất cao để phòng thủ và có hầm lánh bom. Tôi nhớ nhất vào tháng 6/1972, Mỹ điên cuồng ném bom xuống cầu Hàm Rồng và khu vực đắp đê sông Mã. Chúng ta hy sinh nhiều trong đợt ném bom đó", cựu binh Vệ nói.

Từ năm 1965-1972, đế quốc Mỹ điên cuồng trút bom xuống khu vực cầu Hàm Rồng khiến nhiều cán bộ, chiến sĩ, dân quân hi sinh. Riêng tại trận địa pháo đồi C4 có 20 chiến sĩ đã hi sinh.

Từ năm 1965-1972, đế quốc Mỹ điên cuồng trút bom xuống khu vực cầu Hàm Rồng khiến nhiều cán bộ, chiến sĩ, dân quân hi sinh. Riêng tại trận địa pháo đồi C4 có 20 chiến sĩ đã hi sinh.

Cũng theo cựu binh Trương Quý Vệ, trong ngày 14/6/1972, máy bay Mỹ đã ném 20 quả bom xuống khu vực cầu Hàm Rồng, làm 64 giáo viên, học sinh đang đắp đê sông Mã hi sinh. Trong ảnh, khu không gian tái hiện bối cảnh các giáo viên, học sinh lao động, đắp đê sông Mã trước khi bị máy bay Mỹ oanh tạc năm 1972 tại Khu tưởng niệm cách chân cầu Hàm Rồng khoảng 200m.

Cũng theo cựu binh Trương Quý Vệ, trong ngày 14/6/1972, máy bay Mỹ đã ném 20 quả bom xuống khu vực cầu Hàm Rồng, làm 64 giáo viên, học sinh đang đắp đê sông Mã hi sinh. Trong ảnh, khu không gian tái hiện bối cảnh các giáo viên, học sinh lao động, đắp đê sông Mã trước khi bị máy bay Mỹ oanh tạc năm 1972 tại Khu tưởng niệm cách chân cầu Hàm Rồng khoảng 200m.

Hố bom vẫn còn nguyên vẹn tận cho đến ngày nay sau những đợt máy bay Mỹ ném bom xuống đồi C4.

Hố bom vẫn còn nguyên vẹn tận cho đến ngày nay sau những đợt máy bay Mỹ ném bom xuống đồi C4.

Năm 1975, trận địa pháo đồi C4 được công nhận Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, là điểm đến để du khách khám phá và là điểm đến để tri ân những anh hùng đã ngã xuống trên núi Rồng linh thiêng huyền thoại.

Năm 1975, trận địa pháo đồi C4 được công nhận Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, là điểm đến để du khách khám phá và là điểm đến để tri ân những anh hùng đã ngã xuống trên núi Rồng linh thiêng huyền thoại.

Hằng năm, trên trận địa pháo đồi C4 đón tiếp hàng nghìn lượt học sinh của các trường đến học lịch sử. Thông qua các buổi học, học sinh được làm bộ đội, quân y, pháo binh để cảm nhận những gian khó mà ông cha đã trải qua trong công cuộc kháng chiến bảo vệ non sông.

Hằng năm, trên trận địa pháo đồi C4 đón tiếp hàng nghìn lượt học sinh của các trường đến học lịch sử. Thông qua các buổi học, học sinh được làm bộ đội, quân y, pháo binh để cảm nhận những gian khó mà ông cha đã trải qua trong công cuộc kháng chiến bảo vệ non sông.

Sau 60 năm, trên mảnh đất Hàm Rồng lịch sử, nhiều trận địa pháo nay trở thành công trường, nhà máy. Trận địa đồi Không Tên nay đã có Tượng đài Thanh Niên xung phong; Trận địa đồi 57 nay là Đền thờ Mẹ Việt Nam anh hùng; Trận địa đồi C4 anh hùng có Thiện viện Trúc Lâm; Bên bờ đê làng Nam Ngạn có khu tưởng niệm nữ sinh… Và dọc hai bên sông Mã là những tuyến đường, cây cầu nghìn tỷ, những dự án thương mại đang dần hình thành.

Sau 60 năm, trên mảnh đất Hàm Rồng lịch sử, nhiều trận địa pháo nay trở thành công trường, nhà máy. Trận địa đồi Không Tên nay đã có Tượng đài Thanh Niên xung phong; Trận địa đồi 57 nay là Đền thờ Mẹ Việt Nam anh hùng; Trận địa đồi C4 anh hùng có Thiện viện Trúc Lâm; Bên bờ đê làng Nam Ngạn có khu tưởng niệm nữ sinh… Và dọc hai bên sông Mã là những tuyến đường, cây cầu nghìn tỷ, những dự án thương mại đang dần hình thành.

Thanh Hóa ngày nay được biết đến là địa phương có diện tích tự nhiên hơn 11.000km2, chia làm 3 vùng: Đồng bằng ven biển, trung du, miền núi với tổng dân số khoảng 3,7 triệu người. Tốc độ tăng trưởng nhanh, trong năm 2024 thu ngân sách Nhà nước ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán, tăng 25,9% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và đứng thứ 8 cả nước. Năm 2025, Thanh Hóa đã đưa ra kịch bản tăng trưởng GRDP đạt từ 11% trở lên, vượt xa mức trung bình cả nước là 8%. Thanh Hóa không chỉ đặt ra một con số ấn tượng mà còn thể hiện khát vọng vươn mình mạnh mẽ trong tương lai.

Thanh Hóa ngày nay được biết đến là địa phương có diện tích tự nhiên hơn 11.000km2, chia làm 3 vùng: Đồng bằng ven biển, trung du, miền núi với tổng dân số khoảng 3,7 triệu người. Tốc độ tăng trưởng nhanh, trong năm 2024 thu ngân sách Nhà nước ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán, tăng 25,9% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và đứng thứ 8 cả nước. Năm 2025, Thanh Hóa đã đưa ra kịch bản tăng trưởng GRDP đạt từ 11% trở lên, vượt xa mức trung bình cả nước là 8%. Thanh Hóa không chỉ đặt ra một con số ấn tượng mà còn thể hiện khát vọng vươn mình mạnh mẽ trong tương lai.

Tại Lễ kỷ niệm 60 Hàm Rồng chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025), Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh nhấn mạnh: "60 năm đã đi qua nhưng sự kiện Hàm Rồng Chiến thắng mãi là bản anh hùng ca bất tử, để lại những bài học quý giá, có ý nghĩa sâu sắc cho các thế hệ hôm nay và mai sau".

Tiếp nối truyền thống lịch sử hào hùng, phát huy tinh thần Hàm Rồng Chiến thắng, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả", xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 11% trở lên. Đồng thời, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế; công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; đẩy nhanh tiến độ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội...

Phúc Tuấn

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/cuu-chien-binh-on-lai-khoanh-khac-oanh-liet-bi-thuong-quyet-bao-ve-cau-ham-rong-192250403125726585.htm