Cập nhật tin tức môi trường nổi bật ngày 26/9

Bão Noru ngày càng mạnh lên khi đi vào Biển Đông; Thanh Hóa: Xả thải vượt quy chuẩn, Công ty Xuân Mai bị phạt hơn 300 triệu đồng; Bộ đội biên phòng tỉnh Nam Định tham gia chiến dịch 'Hãy làm sạch biển'... là những tin tức môi trường nổi bật hôm nay.

Bão Noru ngày càng mạnh lên khi đi vào Biển Đông

Cơn bão Noru được cho là có những dấu hiệu rất dị thường, diễn biến khó lường khi hoạt động ở trên vùng ngoài khơi Philippines và khi đang di chuyển trên Biển Đông.

Theo thông tin từ cơ quan dự báo bão Philippines, ở thời điểm trước khi tiếp cận gần với đất liền, bão Noru đột ngột tăng mạnh lên 3 cấp cũng là một dấu hiệu dị thường trong cơn bão này.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, cho biết trong chiều 26/9, bão Noru đã có những dấu hiệu tăng cấp, mạnh trở lại. Ở những cơn bão mạnh trước đây, khi vào Biển Đông, nếu có không khí lạnh xuống trước tác động, sẽ khiến cơn bão suy yếu nhanh.

Cơn bão Noru có những dấu hiệu rất dị thường, diễn biến khó lường khi hoạt động ở trên vùng ngoài khơi Philippines và khi đang di chuyển trên Biển Đông.

Nhưng với cơn bão Noru, Biển Đông không có dấu hiệu hoạt động của không khí lạnh. Nhiệt độ bề mặt nước biển trên đường đi của bão cao, các điều kiện khí quyển hiện nay đang thuận lợi cho quá trình mạnh lên của bão Noru.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, bão Noru sẽ đạt cường độ mạnh nhất khi đi qua vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa với cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16. Khi đi vào vùng biển gần bờ, cường độ bão duy trì ở cấp 13. Dự báo, bão Noru sẽ đạt cường độ ở cấp 12 - 13, giật cấp 14 khi đổ bộ vào đất liền nước ta.

Ở cường độ này, bão Noru được đánh giá là cơn bão rất mạnh và là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm qua ảnh hưởng đến các tỉnh Trung Trung bộ, tương đương với cơn bão Sangxane năm 2006, Ketsana năm 2009 và Molave năm 2020.

Với kịch bản mưa lớn 250-350mm các Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, sông Thu Bồn (Quảng Nam) và các sông ở Phú Yên lên mức BĐ1-BĐ2, có sông trên BĐ2; sông Vu Gia (Quảng Nam); sông Vu Gia (Quảng Nam), các sông ở Quảng Ngãi, Bình Định và khu vực Bắc Tây Nguyên lên mức BĐ2-BĐ3, có sông lên trên BĐ3.

Kịch bản mưa lớn trên 400mm, đỉnh lũ trên các ông ở khu vực Trung Trung Bộ, bắc Tây Nguyên phổ biến ở mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3; sẽ có khoảng trên 60 huyện và khu đô thị có nguy cơ ngập lụt.

Thanh Hóa: Xả thải vượt quy chuẩn, Công ty Cổ phần Xuân Mai bị phạt hơn 300 triệu đồng

UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định số 3081/QĐ-XPHC về việc xử phạt hành chính CTCP Xuân Mai Thanh Hóa, do đã có hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 đến dưới 3 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200m3 /ngày đến dưới 400m3 /ngày.

CTCP Xuân Mai Thanh Hóa bị xử phạt hành chính 135 triệu đồng. Mức tiền phạt tăng thêm là 27 triệu đồng. Tổng mức phạt tiền của 2 nội dung trên là 162 triệu đồng.

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cùng hành vi vi phạm của cá nhân.

Do đó, tổng hợp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm nêu trên là 324 triệu đồng. Bên cạnh đó, Xuân Mai Thanh Hóa phải có biện pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về chất thải; rà soát bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định của đơn vị thi công. Đồng thời, chi trả kinh phí kiểm định.

Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và báo cáo là ngay sau khi nhận được quyết định xử phạt này và báo cáo trong vòng 30 ngày cho Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, CTCP Xuân Mai Thanh Hóa phải có biện pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về chất thải, rà soát bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định của đơn vị thi công. Đồng thời, chi trả kinh phí kiểm định. Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và báo cáo là ngay sau khi nhận được quyết định xử phạt này và báo cáo trong vòng 30 ngày cho Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa.

Hòa Bình: Tạm dừng hoạt động mỏ đất gây ô nhiễm môi trường

Mới đây, UBND huyện Lương Sơn đã ban hành văn bản số 2433/UBND-VP về việc tạm dừng hoạt động cải tạo mặt bằng, khai thác đất san, lấp và vận chuyển đất của hộ ông Nguyễn Hoàng Hà tại xóm Cao, xã Cao Sơn kể từ 17 giờ 00 phút ngày 23/9/2022 cho đến khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xem xét, xác minh làm rõ nội dung cơ quan báo chí phản ánh về những vi phạm, gồm: Vận chuyển quá khổ quá tải; vận chuyển đất quá giờ quy định; không cắm biển báo; không thực hiện việc phun nước rửa đường để giảm thiểu ô nhiễm; xác minh lại mốc ranh giới phạm vi được khai thác, hạ cải tạo mặt bằng đúng tọa độ, diện tích, mức sâu, trữ lượng theo nội dung Giấy phép số 14/GP-UBND ngày 18/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình để làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm (nếu có).

Giao Công an huyện, UBND xã Cao Sơn giám sát việc tạm dừng hoạt động cải tạo mặt bằng, khai thác đất san, lấp và vận chuyển đất; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu xảy ra vi phạm. Xác minh thông tin phản ánh từ người dân về việc khai thác đất san, lấp và vận chuyển đất tại xóm Cao, xã Cao Sơn.

Tạm dừng hoạt động cải tạo mặt bằng, khai thác đất san, lấp và vận chuyển đất gây ô nhiễm môi trường.

Xem xét trách nhiệm của UBND xã Cao Sơn trong việc giám sát hộ ông Nguyễn Hoàng Hà thực hiện theo nội dung Giấy phép khai thác đất san, lấp theo chỉ đạo của UBND huyện tại Công văn số 1485/UBND-TNMT ngày 01/7/2022 về việc chấp hành các quy định trong hoạt động cải tạo mặt bằng, khai thác đất san, lấp của hộ ông Nguyễn Hoàng Hà tại xóm Cao, xã Cao Sơn.

Theo phản ánh của người dân, trong quá trình cải tạo mặt bằng khai thác đất san lấp và chuyển đất của hộ gia đình ông Nguyễn Hoàng Hà không tuân thủ quy định về khai thác tài nguyên như vận chuyển quá khổ quá tải; vận chuyển đất quá giờ quy định; không cắm biển báo; không thực hiện việc phun nước rửa đường để giảm thiểu ô nhiễm; gây ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân.

Bộ đội biên phòng tỉnh Nam Định tham gia chiến dịch “Hãy làm sạch biển”

Thực hiện chiến dịch “Hãy làm sạch biển”, các chi đoàn Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Nam Định đã phối hợp với ban, ngành, đoàn thể địa phương khu vực biên giới biển tham gia làm sạch biển, thu gom được 9,2 tấn rác thải, trồng 300 cây cau...

Thiếu tá Trần Xuân Đăng, Trợ lý công tác quần chúng Bộ đội biên phòng tỉnh Nam Định cho biết: Với tinh thần xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, lực lượng đoàn viên, thanh niên BĐBP tỉnh đã tích cực triển khai nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, có ý nghĩa thiết thực.

Cụ thể, Đoàn Thanh niên BĐBP tỉnh thực hiện hiệu quả các mô hình như: Đoàn cơ sở "3 chủ động", “Vọng gác thanh niên", “Con tàu thanh niên", "Vườn hoa thanh niên", "Tuyến đường hoa kiểu mẫu”, “Tay kéo biên phòng”… tích cực tham gia tuần tra, kiểm soát vùng biển và địa bàn, kịp thời tham mưu đề xuất cho địa phương xử lý tốt các vụ việc xảy ra. Công tác kiểm soát biên giới được triển khai theo hướng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vươn xa khai thác tiềm năng kinh tế biển. Đoàn Thanh niên BĐBP tỉnh cũng đẩy mạnh các hoạt động xung kích, tích cực tham gia phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

Ngoài ra, Đoàn"Ngôi nhà 100 đồng", Quỹ học bổng "Nâng bước em đến trường"; phát động cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng nguồn quỹ để duy trì mô hình.

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức phát động 100% cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên tham gia chương trình "Nâng bước em đến trường", "Con nuôi Đồn Biên phòng" từ nguồn tiết kiệm tiền lương, phụ cấp hàng tháng của chính mình để hỗ trợ, giúp đỡ những cháu nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2022, đã có 34 cháu có hoàn cảnh khó khăn được nhận hỗ trợ và nuôi với mức tiền 500 nghìn đồng/tháng/cháu.

Lan Anh

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/cap-nhat-tin-tuc-moi-truong-noi-bat-ngay-269-71631.html