Cần làm gì để thực hiện truyền thông thay đổi hành vi hiệu quả?

Tôi muốn biết thế nào là truyền thông thay đổi hành vi? Và quá trình thay đổi hành vi sẽ diễn ra như thế nào, cần làm gì để thực hiện truyền thông thay đổi hành vi hiệu quả? Phan Minh Huế (Hà Tĩnh)

 Ảnh minh họa: SKQN

Ảnh minh họa: SKQN

- Truyền thông thay đổi hành vi là quá trình trao đổi thông tin, hỗ trợ đối tượng hướng tới chuyển đổi hành vi có hại thành hành vi có lợi và và duy trì những hành vi tích cực đó trong gia đình và cộng đồng.

- Hành vi: Hành động của một cá nhân hoặc nhóm trong xã hội bị chi phối bởi nhận thức, kỹ năng, thái độ và niềm tin.

Ví dụ:

- Hành vi: Bạo hành với phụ nữ

- Nhận thức: nam giới là trụ cột, nam giới có quyền, mình đánh phụ nữ không thể đánh lại được

- Thái độ: tự tôn, coi thường phụ nữ

- Niềm tin: đánh là giáo dục, và giải quyết được vấn đề.

- Những điều kiện để có hành vi tích cực:

• Cần có kiến thức: Hiểu biết đầy đủ về hành vi mới có lợi cho đối tượng.

• Cần có niềm tin và thái độ tích cực quan tâm và muốn thay đổi.

• Cần có kỹ năng để thực hiện hành vi mới

• Cần có nguồn lực để có thể thực hiện hành vi mới

• Cần có sự ủng hộ, giúp đỡ tạo môi trường thuận lợi để duy trì hành vi bền vững.

Ví dụ:

Để thay đổi xóa bỏ bạo hành với phụ nữ cần => Kiến thức: bạo hành với phụ nữ là vi phạm pháp luật

- Thái độ: tôn trọng phụ nữ

- Niềm tin: bạo lực không phải là cách giải quyết được vấn đề

- Kỹ năng để thực hiện hành vi mới: cư xử có văn hóa và duy trì trở thành thói quen

- Môi trường để duy trì hành vi bền vững: sự ủng hộ, chia sẻ, cảm thông, cổ vũ của người thân, gia đình, bạn bè đối với sự thay đổi tích cực.

Quá trình thay đổi hành vi

Mỗi đối tượng, khi thay đổi hành vi đều trải qua một quá trình, quá trình này có thể chia thành 5 giai đoạn.

Tuyên truyền viên (TTV) cần biết đối tượng đang ở giai đoạn nào để cung cấp thông tin và hỗ trợ phù hợp:

* Lưu ý:

- Quá trình chuyển đổi hành vi không phải diễn ra một cách suôn sẻ. Người ta có thể từ chối hành vi mới trong trường hợp:

• Có thông tin nhưng không quan tâm, thích thú;

• Nhận thức được, có quan tâm nhưng không tin tưởng;

• Nhận thức được, có quan tâm và tin tưởng nhưng không có kỹ năng;

• Thất bại hay nản lòng sau khi làm thử;

• Muốn thay đổi nhưng có nhiều yếu tố cản trở (môi trường xung quanh).

- Chuyển đổi hành vi là một quá trình cần có thời gian. Mỗi cá nhân muốn chuyển đổi hành vi đều phải trải qua các bước chuyển đổi hành vi, từ nhận thức đến hành vi bền vững. Mặc dù chuyển đổi hành vi là mục tiêu cuối cùng, nhưng con người thường trải qua một số bước trung gian trước khi họ chuyển đổi hành vi.

- Để thực hiện truyền thông thay đổi hành vi hiệu quả, TTV, hướng dẫn viên cần biết lựa chọn hình thức, phương pháp truyền thông phù hợp với nhu cầu, tâm lý của nhóm đối tượng và hiểu rõ nhóm đối tượng đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi để cung cấp thông tin, thông điệp giúp đối tượng chuyển sang giai đoạn cao hơn, tiến tới thực hiện thành công và duy trì hành vi có lợi cho đối tượng và cộng đồng xã hội.

PV

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/can-lam-gi-de-thuc-hien-truyen-thong-thay-doi-hanh-vi-hieu-qua-20250523103346914.htm