Biến thể phụ của Omicron có dễ lây nhiễm trong cộng đồng?
Theo chuyên gia WHO, biến thể XBB.1.16 đã lưu hành được vài tháng và dường như không gây ra các triệu chứng Covid-19 nặng hơn. XBB.1.16 tương tự XBB.1.5 nhưng có thêm đột biến ở protein gai cho thấy khả năng lây nhiễm và gây bệnh gia tăng.
Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đã xuất hiện ở 22 quốc gia bao gồm Singapore, Ấn Độ, Nepal, Mỹ, Australia và Vương quốc Anh và là biến thể cần theo dõi. Đa số các trường hợp được ghi nhận ở Nepal và Ấn Độ, nơi có số ca nhiễm tăng vọt trong những tuần gần đây.
XBB.1.16 là một trong hơn 500 biến thể phụ của Omicron, lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 1. Biến thể phụ này đang được WHO theo dõi, một số quan chức lưu ý rằng XBB.1.16 có một số đột biến đáng lo ngại.
TS Maria Van Kerkhove (trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về Covid-19) cho biết, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra, XBB.1.16 có thêm một đột biến khiến biến thể phụ này dễ lây nhiễm hơn và dễ mắc Covid-19 có triệu chứng hơn.
Theo chuyên gia WHO, biến thể XBB.1.16 đã lưu hành được vài tháng và dường như không gây ra các triệu chứng Covid-19 nặng hơn. XBB.1.16 tương tự XBB.1.5 nhưng có thêm đột biến ở protein gai cho thấy khả năng lây nhiễm và gây bệnh gia tăng.
Hầu hết các mẫu xét nghiệm XBB.1.16 được lấy từ Ấn Độ, nơi biến thể phụ này đang chiếm chủ đạo các ca nhiễm Covid-19.
Hiện nay Omicron vẫn là biến thể quan ngại trên toàn thế giới và hàng trăm biến thể phụ của Omicron vẫn tiếp tục lưu hành. Biến thể mới XBB.1.16, còn được gọi là Arcturus đang làm gia tăng đột ngột các ca nhiễm Covid-19 mới tại Ấn Độ.
Hầu hết mẫu nhiễm XBB.1.16 đến từ Ấn Độ, nơi biến thể phụ này đã phổ biến nhất. Dữ liệu của WHO cho thấy, các ca mắc Covid-19 ghi nhận theo tuần tại Ấn Độ đã tăng hơn gấp đôi trong tuần qua. Cụ thể, theo Guardian, ngày 12/4, Ấn Độ ghi nhận 8.000 ca mắc mới. Bộ Y tế nước này đã lên các kịch bản để đảm bảo hệ thống bệnh viện được chuẩn bị sẵn sàng. Một số bang bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Triệu chứng từng xuất hiện trong những đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên, song chưa phổ biến. Hiện nay, số bệnh nhân được xác nhận có biểu hiện này tăng cao hơn. Do đó, đây được coi là biểu hiện mới của Covid-19 do biến chủng XBB.1.16 gây ra. Đây là biến chủng khiến các ca Covid ở khu vực châu Á tăng đột biến.
Theo các chuyên gia, đột biến nhỏ trong virus cũng có thể tạo nên những thay đổi trong triệu chứng. Biểu hiện của từng bệnh nhân cũng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng tiêm chủng.
Tại Ấn Độ, các bệnh viện lại bắt đầu tiếp nhận các ca nhiễm Covid-19 ở trẻ em sau 6 tháng hầu như không ghi nhận ca nhiễm, do biến thể mới XBB.1.16. Theo bác sĩ nhi khoa Vipin M Vashishtha (Trung tâm nghiên cứu và Bệnh viện Mangla ở Bijnor, Ấn Độ), một số triệu chứng Covid-19 phổ biến nhất gồm sốt cao, cảm lạnh và ho không có đờm.
Nhiều người mắc Covid-19 bị viêm kết mạc (ngứa kết mạc và ra rỉ mắt khiến mi mắt dính vào nhau), triệu chứng không thấy trong các đợt dịch trước đó.
Các chuyên gia trước đó đã cảnh báo về XBB.1.16 khi tiết lộ rằng biến thể mới này có lợi thế tăng trưởng 140% so với XBB.1.5 nên dễ lây lan hơn.
Một số triệu chứng Covid-19 người dân cũng nên lưu ý gồm: Sốt, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi, đau cơ, tiêu chảy. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng XBB.1.16 có thể gây ra nhiều ca nhiễm và tái nhiễm đột ngột hơn ở những người có miễn dịch nhờ tiêm vaccine hoặc từng nhiễm Covid-19 trước đó.
Trong thời gian tới, chúng ta vẫn nên tiếp tục giám sát sự lưu hành của Covid-19 để có đủ điều kiện cũng như là đủ năng lực để ứng phó khi có bất cứ sự thay đổi nào về mô hình dịch cũng như là chủng virus. Dựa trên nguyên tắc nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó, đặc biệt việc đánh giá nguy cơ phải đúng rồi mới đưa ra đáp ứng phù hợp không ảnh hưởng kinh tế.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, trong thời gian tới, chúng ta vẫn nên tiếp tục giám sát sự lưu hành của Covid-19 để có đủ điều kiện cũng như là đủ năng lực để ứng phó khi có bất cứ sự thay đổi nào về mô hình dịch cũng như là chủng virus. Dựa trên nguyên tắc nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó, đặc biệt việc đánh giá nguy cơ phải đúng rồi mới đưa ra đáp ứng phù hợp không ảnh hưởng kinh tế.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tăng cường phòng, chống dịch năm 2023 do Bộ Y tế tổ chức tại TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định , PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, thời gian gần đây, ca Covid-19 có dấu hiệu tăng, tỷ lệ chuyển nặng tăng hơn so tháng trước 5 ca, nhưng không có tử vong. Dù vậy, chúng ta vẫn cần cảnh giác, không lơ là để có biện pháp đáp ứng kịp thời với Covid-19, cùng đó tập trung phòng chống các dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác như cúm, tay chân miệng...
Cùng đó, Thứ trưởng cũng lưu ý một số tỉnh, thành tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi, trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi cần cố gắng để đạt tỷ lệ đề ra.
Trong 7 ngày qua, cả nước đã ghi nhận 2.653 ca mắc COVID-19 mới, trung bình 379 ca mắc mới/ ngày, đây là tuần có số ca mắc cao nhất từ đầu năm đến nay; Đã hơn 3,5 tháng Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19; Cả nước đang ở cấp độ dịch 1- màu xanh...
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.530.356 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.523 ca nhiễm).