Biển Lăng Cô (Huế): Nơi mang vẻ đẹp như tranh thủy mặc

Huế không những mang dấu ấn của một thời dài lịch sử trải qua 13 đời vua nhà Nguyễn, nơi có những di tích lăng tẩm được xem như di sản văn hóa thế giới, nơi có những làn điệu dân ca, có nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới mà nơi đây còn những có bờ biển và bãi tắm đẹp nổi tiếng nhất Việt Nam.

Nếu ai đã một lần đến miền đất kinh đô Huế xưa, miền đất mộng mơ với tà áo dài tím, với nhịp cầu Tràng Tiền, sông Hương bến Ngự, và với những bãi biển thoải dài mang vẻ đẹp hiền hòa thơ mộng thì không thể không ghé thăm bãi biển Lăng Cô được mệnh danh là "người đẹp làng chài".

Đại Nội - Kinh thành Huế.

Đại Nội - Kinh thành Huế.

Lăng Cô đẹp như tranh thủy mặc

Nhiều du khách khi tới Huế, được đắm mình trong khung cảnh ở Lăng Cô đã nói rằng "Lăng Cô đẹp như tranh thủy mặc", và không có gì "quá lời" vì đây là thực tế.

Bãi biển Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Với bãi cát trắng dài tới hơn 10 km, làn nước biển trong xanh bao la tuyệt đẹp, bên cạnh những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên các dãy núi nhấp nhô vẫn chưa đủ để mô tả Lăng Cô bởi còn thiếu đầm Lập An rộng lớn đầy huyền bí.

Bãi tắm Lăng Cô cạnh đèo Hải Vân. Ðây là một bãi tắm có bờ biển thoải, cát trắng, sóng vừa và lớn, rất thích hợp cho loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển, và đã được xác định là một khu nghỉ mát lý tưởng từ mấy chục năm nay.

Lăng Cô không những sẽ nổi tiếng bởi vẻ đẹp trữ tình thơ mộng mà còn "quyến rũ" du khách bởi nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn khác.

Cuộc sống con người xứ Huế

Ngoài các địa danh nổi tiếng như Đại Nội, sông Hương, cầu Tràng Tiền thì khi đến cố đô du khách có thể thăm thú và tắm biển ở những bãi biển đẹp nhất ở Huế. Cùng với đó là những hệ thống sông ngòi, đầm nơi các ngư dân đánh bắt cá mưu sinh.

Các loại thủy hải sản được đánh bắt tại biển, sông, đầm ở đây rất đa dạng và phong phú, đem lại nguồn sản lượng cao cho người dân.

Đánh bắt thủy hải sản trên sông Như Ý (Ảnh: Lê Quý Trọng).

Đánh bắt thủy hải sản trên sông Như Ý (Ảnh: Lê Quý Trọng).

Cuộc sống của những cư dân vùng sông nước trên phá Tam Giang, phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á (Ảnh: Lê Tân Thanh).

Cuộc sống của những cư dân vùng sông nước trên phá Tam Giang, phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á (Ảnh: Lê Tân Thanh).

Hầu như tàu nào ở Thuận An (Phú Vang, Thừa Thiên Huế) cũng mua sắm đầy đủ các loại ngư lưới cụ, đánh bắt dài ngày, một phần nguồn lợi hải sản vùng xa bờ dồi dào, có tín hiệu phục hồi nhanh chính là lý do chuyến biển năm nay trúng đậm.

Thu mua cá ở Thuận An (Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế).

Thu mua cá ở Thuận An (Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế).

Mỗi lần ra biển đánh bắt, trước tiên phải tìm khu vực hải sản ẩn nấp. Dù là đánh bắt gần bờ nhưng hiện nay biển Phong Hải vẫn “lắm cá, nhiều tôm”, tháng 6 chủ yếu là mùa kéo ruốc, câu cá nục, mực, vây các trích…. Nếu ra biển buổi tối thì bán sản phẩm đánh bắt được vào sáng sớm hoặc đi biển buối sáng thì bán hải sản vào buổi chiều.

Ngư dân xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) ra biển đánh bắt hải sản gần bờ sau khi thời tiết ưu ái, sống êm biển lặng (Ảnh: Vietnamnet).

Ngư dân xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) ra biển đánh bắt hải sản gần bờ sau khi thời tiết ưu ái, sống êm biển lặng (Ảnh: Vietnamnet).

Tại xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, nguồn cá cơm vào sát bờ, cách đất liền chưa đầy 1km nên việc đánh bắt thuận lợi.

Ngư dân ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền chuyển cá từ thuyền lên bờ để bán (Ảnh: TTXVN).

Ngư dân ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền chuyển cá từ thuyền lên bờ để bán (Ảnh: TTXVN).

Theo Nguyễn Trang/Thời đại

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/bien-lang-co-hue-noi-mang-ve-dep-nhu-tranh-thuy-mac/20200503082047847