Bí ẩn về những báu vật trong ngôi chùa 400 năm tuổi ở Thái Nguyên

Chùa Ha, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên không chỉ nổi tiếng với bề dày lịch sử hơn 400 năm, mà còn bởi giá trị kiến trúc, mỹ thuật độc đáo. Chùa Ha có hệ thống tượng cổ xưa được ví như bảo vật quý hiếm...

Chùa Ha đầy vẻ u tịch, cổ kính, nằm trên một quả đồi thoải khoảng 2,5ha ở làng Lộng, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (thuộc khu vực trung tâm thủ phủ Phú Bình xưa). Đây là một trong số ít chùa cổ của tỉnh Thái Nguyên còn sót lại và bảo lưu được nhiều di vật có giá trị lịch sử.

Chùa Ha đầy vẻ u tịch, cổ kính, nằm trên một quả đồi thoải khoảng 2,5ha ở làng Lộng, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (thuộc khu vực trung tâm thủ phủ Phú Bình xưa). Đây là một trong số ít chùa cổ của tỉnh Thái Nguyên còn sót lại và bảo lưu được nhiều di vật có giá trị lịch sử.

Cổng chính vào chùa Ha rộng khoảng 1m, được đóng bằng hai cánh cửa gỗ vẫn giữ được nét cổ kính.

Cổng chính vào chùa Ha rộng khoảng 1m, được đóng bằng hai cánh cửa gỗ vẫn giữ được nét cổ kính.

Chùa Ha có tên chữ là "Bà Ha tự", có thể hiểu là nơi tu tâm, tu đức, hướng con người tới cái thiện. Điều này được phản ánh qua bộ câu đối cổ còn lưu giữ tại chùa: "Sơn khai phạm vũ thành linh địa - Nhân thập thiền quan khởi thiện tâm".

Chùa Ha có tên chữ là "Bà Ha tự", có thể hiểu là nơi tu tâm, tu đức, hướng con người tới cái thiện. Điều này được phản ánh qua bộ câu đối cổ còn lưu giữ tại chùa: "Sơn khai phạm vũ thành linh địa - Nhân thập thiền quan khởi thiện tâm".

Chùa Ha là công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ XVIII. Sau đó, ngôi chùa được trùng tu lần đầu vào năm 1716. Ngôi chùa mang nhiều nét kiến trúc nghệ thuật đặc sắc thời nhà Lê. Chùa Ha được thiết kế theo hình chữ Công với 7 gian tiền đường và 4 gian thượng điện, một khu nhà thờ Tổ và thờ Mẫu nằm gọn trong khuôn viên chùa.

Chùa Ha là công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ XVIII. Sau đó, ngôi chùa được trùng tu lần đầu vào năm 1716. Ngôi chùa mang nhiều nét kiến trúc nghệ thuật đặc sắc thời nhà Lê. Chùa Ha được thiết kế theo hình chữ Công với 7 gian tiền đường và 4 gian thượng điện, một khu nhà thờ Tổ và thờ Mẫu nằm gọn trong khuôn viên chùa.

Những viên ngói được lợp tại ngôi chùa Ha đã trải qua hơn 400 năm vẫn còn nguyên sự cổ kính đến ngày nay.

Những viên ngói được lợp tại ngôi chùa Ha đã trải qua hơn 400 năm vẫn còn nguyên sự cổ kính đến ngày nay.

Ngôi chùa Ha tĩnh lặng và nét cổ kính...

Ngôi chùa Ha tĩnh lặng và nét cổ kính...

Hiện nay, chùa còn giữ được cơ bản kiểu dáng kiến trúc cổ thời Lê Trung Hưng, gồm các công trình như: Chùa chính, gác chuông và nhà tổ. Gác chuông đồng thời là tam quan có kiến trúc chồng diêm khá độc đáo, tầng trên nhỏ hơn, tám mái lợp ngói mũi, các góc mái bằng gỗ với các đầu đao mái nhọn, cong vút. Toàn khối như bông sen kiến trúc khổng lồ, nhìn từ xa trông bề thế, uy nghi. Hai dãy tả hữu mạc chạy song song nối tiền đường, Thượng điện với nhà Tổ trong một khuôn viên khép kín.

Hiện nay, chùa còn giữ được cơ bản kiểu dáng kiến trúc cổ thời Lê Trung Hưng, gồm các công trình như: Chùa chính, gác chuông và nhà tổ. Gác chuông đồng thời là tam quan có kiến trúc chồng diêm khá độc đáo, tầng trên nhỏ hơn, tám mái lợp ngói mũi, các góc mái bằng gỗ với các đầu đao mái nhọn, cong vút. Toàn khối như bông sen kiến trúc khổng lồ, nhìn từ xa trông bề thế, uy nghi. Hai dãy tả hữu mạc chạy song song nối tiền đường, Thượng điện với nhà Tổ trong một khuôn viên khép kín.

Ngày 19/2, chia sẻ với phóng viên Báo Giao thông về những báu vật trong ngôi chùa Ha, bà Phạm Thị Hường - Trưởng Ban thường trực quản lý di tích chùa Ha cho biết: Trong chùa Ha hiện còn lưu giữ 40 pho tượng cổ đường bệ, uy nghi, chất liệu gỗ và đất phủ sơn son thiếp vàng.

Ngày 19/2, chia sẻ với phóng viên Báo Giao thông về những báu vật trong ngôi chùa Ha, bà Phạm Thị Hường - Trưởng Ban thường trực quản lý di tích chùa Ha cho biết: Trong chùa Ha hiện còn lưu giữ 40 pho tượng cổ đường bệ, uy nghi, chất liệu gỗ và đất phủ sơn son thiếp vàng.

Các pho tượng được tạo dáng tỉ mỉ, công phu, mang nét đẹp dân dã, tràn đầy tính nhân văn, đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng truyền thống.

Các pho tượng được tạo dáng tỉ mỉ, công phu, mang nét đẹp dân dã, tràn đầy tính nhân văn, đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng truyền thống.

Nhưng pho tượng cổ xưa được ví như bảo vật quý hiếm tại ngôi chùa Ha này.

Nhưng pho tượng cổ xưa được ví như bảo vật quý hiếm tại ngôi chùa Ha này.

Ngoài ra, tại chùa còn lưu giữ 6 bộ câu đối với nội dung ca ngợi danh lam Bà Ha tự. Bức hoành phi chạm khắc công phu với đề tài tứ quý và tứ linh cùng bài biểu khắc trên gỗ còn khá nguyên vẹn, có niên đại từ năm 1889.

Ngoài ra, tại chùa còn lưu giữ 6 bộ câu đối với nội dung ca ngợi danh lam Bà Ha tự. Bức hoành phi chạm khắc công phu với đề tài tứ quý và tứ linh cùng bài biểu khắc trên gỗ còn khá nguyên vẹn, có niên đại từ năm 1889.

Hơn 10 chiếc lư hương cổ vẫn được sử dụng tại ngôi chùa Ha. Đây là những cổ vật được giữ nguyên vẹn đến hiện nay.

Hơn 10 chiếc lư hương cổ vẫn được sử dụng tại ngôi chùa Ha. Đây là những cổ vật được giữ nguyên vẹn đến hiện nay.

Chùa Ha có 28 cột đá, trong đó có 2 cột đá hình lục lăng được đẽo gọt, đục chạm công phu, tinh tế. Theo nội dung bài ký khắc trên cột đá được lưu giữ, khẳng định từ xưa chùa Ha đã có tiếng là danh lam.

Chùa Ha có 28 cột đá, trong đó có 2 cột đá hình lục lăng được đẽo gọt, đục chạm công phu, tinh tế. Theo nội dung bài ký khắc trên cột đá được lưu giữ, khẳng định từ xưa chùa Ha đã có tiếng là danh lam.

Nằm ở địa thế đẹp, thoáng mát, bao quanh là rừng cây nguyên sinh, không gian chùa Ha luôn tĩnh mịch và cổ kính, hằng năm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến vãn cảnh.

Nằm ở địa thế đẹp, thoáng mát, bao quanh là rừng cây nguyên sinh, không gian chùa Ha luôn tĩnh mịch và cổ kính, hằng năm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến vãn cảnh.

Những cây cổ thụ, quý hiếm vẫn còn nhiều trong khuôn viên của ngôi chùa Ha và người dân coi như cây này như báu vật cũng như minh chứng của thời gian.

Những cây cổ thụ, quý hiếm vẫn còn nhiều trong khuôn viên của ngôi chùa Ha và người dân coi như cây này như báu vật cũng như minh chứng của thời gian.

Nhị Tiến

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/bi-an-ve-nhung-bau-vat-trong-ngoi-chua-400-nam-tuoi-o-thai-nguyen-192250219213548267.htm