Băng rừng, lội suối tìm mộ liệt sĩ trên đất nước triệu voi

Hàng chục năm qua, những cán bộ chiến sĩ Đội quy tập (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An) không quản khó khăn, ngày đêm trèo đèo, lội suối, lần mò từng hang đá, lật dở từng tấc đất để tìm kiếm, cất bốc và đưa hài cốt các liệt sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam trở về đất mẹ.

Video: Đội quy tập Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An lật dở từng tấc đất bên nước bạn Lào tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ để đưa về Việt Nam.

Đội Quy tập, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An được thành lập ngày 18/4/1984. Đội có nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh ở 3 tỉnh của nước bạn Lào gồm: Xiêng Khoảng, tỉnh Viêng Chăn, Xay Sổm Bun và trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Đội Quy tập, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An được thành lập ngày 18/4/1984. Đội có nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh ở 3 tỉnh của nước bạn Lào gồm: Xiêng Khoảng, tỉnh Viêng Chăn, Xay Sổm Bun và trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Thượng tá Chế Ngọc Hà - Đội trưởng Đội quy tập cho biết, mỗi năm có 80 cán bộ, chiến sĩ của đội sang nước Lào để làm nhiệm vụ. Do điều kiện thời tiết ở nước bạn Lào nên công việc được bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 6 năm sau. “Từ tháng 10 Lào bắt đầu vào mùa Khô. Mùa khô ở Lào nắng lắm, gió phơn thổi rát mặt nhưng đây lại là mùa thuận lợi cho công tác quy tập hài cốt. Đến tháng 6 năm sau, Lào bước vào mùa mưa nên công việc tìm kiếm mộ không thể triển khai”, Thượng tá Hà chia sẻ.

Thượng tá Chế Ngọc Hà - Đội trưởng Đội quy tập cho biết, mỗi năm có 80 cán bộ, chiến sĩ của đội sang nước Lào để làm nhiệm vụ. Do điều kiện thời tiết ở nước bạn Lào nên công việc được bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 6 năm sau. “Từ tháng 10 Lào bắt đầu vào mùa Khô. Mùa khô ở Lào nắng lắm, gió phơn thổi rát mặt nhưng đây lại là mùa thuận lợi cho công tác quy tập hài cốt. Đến tháng 6 năm sau, Lào bước vào mùa mưa nên công việc tìm kiếm mộ không thể triển khai”, Thượng tá Hà chia sẻ.

Thượng tá Chế Ngọc Hà cho biết thêm, việc tìm kiếm các mộ liệt sĩ trên đất nước Lào gặp rất nhiều khó khăn. Phần do địa bàn chủ yếu là rừng núi hiểm trở; sơ đồ, bản đồ căn cứ, vị trí chiến đấu, trú ẩn được cung cấp có sự sai lệch và thực tế đã bị đổi thay nhiều; các phần mộ cũng nằm phân tán, rải rác nhiều khu vực; người dân bản địa biết thông tin ngày càng ít đi. Trong ảnh, Thượng tá Chế Ngọc Hà nghiên cứu bản đồ trước mỗi lần thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm.

Thượng tá Chế Ngọc Hà cho biết thêm, việc tìm kiếm các mộ liệt sĩ trên đất nước Lào gặp rất nhiều khó khăn. Phần do địa bàn chủ yếu là rừng núi hiểm trở; sơ đồ, bản đồ căn cứ, vị trí chiến đấu, trú ẩn được cung cấp có sự sai lệch và thực tế đã bị đổi thay nhiều; các phần mộ cũng nằm phân tán, rải rác nhiều khu vực; người dân bản địa biết thông tin ngày càng ít đi. Trong ảnh, Thượng tá Chế Ngọc Hà nghiên cứu bản đồ trước mỗi lần thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm.

Đường đi, địa hình chủ yếu là đồi núi, hang đá gây khó khăn cho việc tìm kiếm mộ liệt sĩ. Để công việc đạt hiệu quả cao, Đội quy tập phải chia thành 4 hướng và 9 bộ phận. Mỗi bộ phận, mỗi hướng sẽ được phân công từng vị trí, khu vực khác nhau để nhanh chóng tìm kiếm được các phần mộ liệt sĩ sớm nhất và nhiều nhất có thể.

Đường đi, địa hình chủ yếu là đồi núi, hang đá gây khó khăn cho việc tìm kiếm mộ liệt sĩ. Để công việc đạt hiệu quả cao, Đội quy tập phải chia thành 4 hướng và 9 bộ phận. Mỗi bộ phận, mỗi hướng sẽ được phân công từng vị trí, khu vực khác nhau để nhanh chóng tìm kiếm được các phần mộ liệt sĩ sớm nhất và nhiều nhất có thể.

Trung tá Ngô Huy Kiệm - cán bộ Đội quy tập cho hay, để tìm kiếm được mộ liệt sĩ, các cán bộ trong đội phải học và biết tiếng Lào. Bên cạnh đó, cán bộ chiến sĩ phải gắn bó thân thiết với người dân bản địa, hỗ trợ họ trong cuộc sống hàng ngày. “Phải biết tiếng Lào để mình có thể hỏi chuyện, hỏi thông tin vị trí của các bác bộ đội ngày xưa chiến đấu hoặc các thông tin khác liên quan để phục vụ việc tìm kiếm thuận tiện nhất”, Trung tá Kiệm nói.

Trung tá Ngô Huy Kiệm - cán bộ Đội quy tập cho hay, để tìm kiếm được mộ liệt sĩ, các cán bộ trong đội phải học và biết tiếng Lào. Bên cạnh đó, cán bộ chiến sĩ phải gắn bó thân thiết với người dân bản địa, hỗ trợ họ trong cuộc sống hàng ngày. “Phải biết tiếng Lào để mình có thể hỏi chuyện, hỏi thông tin vị trí của các bác bộ đội ngày xưa chiến đấu hoặc các thông tin khác liên quan để phục vụ việc tìm kiếm thuận tiện nhất”, Trung tá Kiệm nói.

Thiếu tá Ngô Văn Hậu (cán bộ Đội quy tập) cho biết: "Ngoài thông tin từ sơ đồ, bản đồ các đơn vị cung cấp thì thông tin từ người dân bản địa rất quan trọng. Trong quá trình săn bắn, đi làm rẫy trong rừng, người dân có thể phát hiện ra những bia mộ, những manh mối hoặc di vật của bộ đội Việt Nam như tăng, võng, bát, giày dép… Từ đó chúng tôi có thêm nhiều thông tin để tìm kiếm các phần mộ”.

Thiếu tá Ngô Văn Hậu (cán bộ Đội quy tập) cho biết: "Ngoài thông tin từ sơ đồ, bản đồ các đơn vị cung cấp thì thông tin từ người dân bản địa rất quan trọng. Trong quá trình săn bắn, đi làm rẫy trong rừng, người dân có thể phát hiện ra những bia mộ, những manh mối hoặc di vật của bộ đội Việt Nam như tăng, võng, bát, giày dép… Từ đó chúng tôi có thêm nhiều thông tin để tìm kiếm các phần mộ”.

Mỗi khi phát hiện các manh mối nghi ngờ như: tăng, võng, mảnh vải... các cán bộ, chiến sĩ Đội quy tập lại huy động tối đa nhân lực triển khai để tìm kiếm mộ.

Mỗi khi phát hiện các manh mối nghi ngờ như: tăng, võng, mảnh vải... các cán bộ, chiến sĩ Đội quy tập lại huy động tối đa nhân lực triển khai để tìm kiếm mộ.

Những đồ vật được tìm thấy nhiều nhất cùng các hài cốt là bát, xẻng, tăng, võng, súng, bình nước... Trải qua hàng chục năm, nhiều di vật vẫn còn nguyên vẹn,

Những đồ vật được tìm thấy nhiều nhất cùng các hài cốt là bát, xẻng, tăng, võng, súng, bình nước... Trải qua hàng chục năm, nhiều di vật vẫn còn nguyên vẹn,

"Thông thường ở những hang núi là nơi tìm thấy các phần mộ nhiều nhất. Theo quy luật, các hang núi chính là nơi trú ẩn của bộ đội ta ngày xưa. Khi chiến sĩ hy sinh sẽ được các đồng đội chôn cất khu vực trước cửa hang và dọc đường vào", Thượng tá Hà chia sẻ và cho hay, chính vì thế các khu vực hang núi được tìm kiếm nhiều và kỹ nhất.

"Thông thường ở những hang núi là nơi tìm thấy các phần mộ nhiều nhất. Theo quy luật, các hang núi chính là nơi trú ẩn của bộ đội ta ngày xưa. Khi chiến sĩ hy sinh sẽ được các đồng đội chôn cất khu vực trước cửa hang và dọc đường vào", Thượng tá Hà chia sẻ và cho hay, chính vì thế các khu vực hang núi được tìm kiếm nhiều và kỹ nhất.

Mỗi khi tìm thấy phần mộ liệt sĩ, các cán bộ chiến sĩ Đội quy tập sẽ tập trung làm ngày làm đêm để hoàn tất và tiếp tục mở rộng tìm kiếm xung quanh.

Mỗi khi tìm thấy phần mộ liệt sĩ, các cán bộ chiến sĩ Đội quy tập sẽ tập trung làm ngày làm đêm để hoàn tất và tiếp tục mở rộng tìm kiếm xung quanh.

"Anh em cán bộ đào bằng thủ công. Có khi phải đào sâu dưới đất 3-4m. Gặp những hang núi đá có khi đào trúng vách đá nên gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng khi tìm thấy được phần mộ các bác, ai cũng vui mừng vì sẽ sớm đưa được các bác trở về với quê hương", Trung tá Ngô Huy Kiệm chia sẻ.

"Anh em cán bộ đào bằng thủ công. Có khi phải đào sâu dưới đất 3-4m. Gặp những hang núi đá có khi đào trúng vách đá nên gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng khi tìm thấy được phần mộ các bác, ai cũng vui mừng vì sẽ sớm đưa được các bác trở về với quê hương", Trung tá Ngô Huy Kiệm chia sẻ.

Hơn 40 năm qua, Đội quy tập Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An đã tìm kiếm, cất bốc được 12.661 hài cốt liệt sĩ là quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất bạn Lào.

Hơn 40 năm qua, Đội quy tập Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An đã tìm kiếm, cất bốc được 12.661 hài cốt liệt sĩ là quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất bạn Lào.

Hàng chục nghìn hài cốt liệt sĩ được tìm thấy và đưa về Việt Nam nhưng điều khiến các cán bộ chiến sĩ Đội quy tập trăn trở nhất chính là phần lớn các hài cốt chưa được xác định danh tính.

Hàng chục nghìn hài cốt liệt sĩ được tìm thấy và đưa về Việt Nam nhưng điều khiến các cán bộ chiến sĩ Đội quy tập trăn trở nhất chính là phần lớn các hài cốt chưa được xác định danh tính.

"Chỉ có một số ít liệt sĩ được xác định rõ tên tuổi, quê quán và đưa về với gia đình nhờ những mẫu giấy ghi tên tuổi đặt trong các lọ thuốc hoặc thông tin khắc trên một miếng nhôm chôn cùng lúc hy sinh", Trung tá Ngô Huy Kiệm chia sẻ.

"Chỉ có một số ít liệt sĩ được xác định rõ tên tuổi, quê quán và đưa về với gia đình nhờ những mẫu giấy ghi tên tuổi đặt trong các lọ thuốc hoặc thông tin khắc trên một miếng nhôm chôn cùng lúc hy sinh", Trung tá Ngô Huy Kiệm chia sẻ.

Ngày 24/5/2024 vừa qua, tỉnh Nghệ An đã trang trọng tổ chức Lễ truy điệu và an táng 87 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước CHDCND Lào tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Nghi Lộc. Đây là 87 hài cốt liệt sĩ được Đội quy tập tìm kiếm, cất bốc trong mùa khô năm 2023-2024 trên đất nước Lào.

Ngày 24/5/2024 vừa qua, tỉnh Nghệ An đã trang trọng tổ chức Lễ truy điệu và an táng 87 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước CHDCND Lào tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Nghi Lộc. Đây là 87 hài cốt liệt sĩ được Đội quy tập tìm kiếm, cất bốc trong mùa khô năm 2023-2024 trên đất nước Lào.

Trong 40 năm qua, đã có 9 cán bộ, chiến sĩ của Đội quy tập hy sinh; 13 người mang thương tích suốt đời do dẫm phải bom, mìn, trong khi đang làm nhiệm vụ.

"Việc tìm kiếm trong thời gian tới sẽ rất khó khăn do hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam còn lại đang nằm rải rác ở vùng núi cao, rừng rậm, có nhiều bom, mìn chưa được rà phá", Thượng tá Chế Ngọc Hà nói.

Ngọc Tú

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/bang-rung-loi-suoi-tim-mo-liet-si-tren-dat-nuoc-trieu-voi-post1658532.tpo