9 động vật có nọc độc nhất hành tinh, là 'sát thủ hàng loạt'

Mặc dù có thể có hình dáng rất đẹp nhưng những loài vật này lại là 'sát thủ hàng loạt', sẵn sàng cướp đi sinh mạng của bất kỳ sinh vật sống nào đến gần chúng.

1. Sứa hộp (lớp Cubozoa): một loài động vật không xương sống, đứng đầu danh sách những loài vật có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sống dưới những vùng biển quanh các khu vực châu Á và Australia. (Nguồn: Google)

1. Sứa hộp (lớp Cubozoa): một loài động vật không xương sống, đứng đầu danh sách những loài vật có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sống dưới những vùng biển quanh các khu vực châu Á và Australia. (Nguồn: Google)

Chất độc của chúng tấn công vào hệ tim mạch, hệ thần kinh và cả các tế bào da một cách nhanh chóng, khiến những mục tiêu của chúng chết ngay lập tức vì trụy tim trước khi kịp cảm thấy đau đớn. (Nguồn: Thegioidongvat.co)

Chất độc của chúng tấn công vào hệ tim mạch, hệ thần kinh và cả các tế bào da một cách nhanh chóng, khiến những mục tiêu của chúng chết ngay lập tức vì trụy tim trước khi kịp cảm thấy đau đớn. (Nguồn: Thegioidongvat.co)

2. Rắn hổ mang chúa: là loài rắn độc có kích cỡ, trọng lượng lớn nhất thế giới. Chiều dài của chúng có thể lên tới 5,7 m. Chúng sống các khu rừng ở Ấn Độ và Trung Quốc.

2. Rắn hổ mang chúa: là loài rắn độc có kích cỡ, trọng lượng lớn nhất thế giới. Chiều dài của chúng có thể lên tới 5,7 m. Chúng sống các khu rừng ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Khi chất độc ngấm vào cơ thể sống, nó sẽ gây tử vong trong một thời gian rất ngắn. 7 ml nọc độc của rắn hổ mang chúa có thể giết một con voi hoặc 20 con người. (Nguồn: Baoquocte.vn)

Khi chất độc ngấm vào cơ thể sống, nó sẽ gây tử vong trong một thời gian rất ngắn. 7 ml nọc độc của rắn hổ mang chúa có thể giết một con voi hoặc 20 con người. (Nguồn: Baoquocte.vn)

3. Bạch tuộc đốm xanh: là một loài bạch tuộc rất nhỏ, kích thước chỉ bằng một quả bóng chơi golf. Lượng chất độc chứa trên cơ thể của 1 con bạch tuộc đốm xanh có thể đủ để giết chết 26 người cùng một lúc. Loài bạch tuộc này sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương, từ lãnh hải Nhật Bản đến Australia. (Nguồn: Infornet-VietNamNet)

3. Bạch tuộc đốm xanh: là một loài bạch tuộc rất nhỏ, kích thước chỉ bằng một quả bóng chơi golf. Lượng chất độc chứa trên cơ thể của 1 con bạch tuộc đốm xanh có thể đủ để giết chết 26 người cùng một lúc. Loài bạch tuộc này sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương, từ lãnh hải Nhật Bản đến Australia. (Nguồn: Infornet-VietNamNet)

4. Ốc sên Marbled Cone: dãi của loài vật này có thể làm toàn thân người dính phải run lẩy bẩy, chân tay tê liệt, mắt mờ đi và ngừng thở chỉ sau vài giờ đồng hồ. Mặc dù vậy, chức năng của thứ chất cực độc này chỉ là để tự vệ và để bắt mồi chứ chúng không bao giờ chủ động tấn công con người. (Nguồn: Infornet-VietNamNet)

4. Ốc sên Marbled Cone: dãi của loài vật này có thể làm toàn thân người dính phải run lẩy bẩy, chân tay tê liệt, mắt mờ đi và ngừng thở chỉ sau vài giờ đồng hồ. Mặc dù vậy, chức năng của thứ chất cực độc này chỉ là để tự vệ và để bắt mồi chứ chúng không bao giờ chủ động tấn công con người. (Nguồn: Infornet-VietNamNet)

5. Bọ cạp Stalker: sống ở vùng Bắc Phi và Trung Đông. Nạn nhân bị bọ cạp Stalker tấn công thường phải chịu những cơn đau đớn khủng khiếp trong cơ thể, sốt cao, bất tỉnh và có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

5. Bọ cạp Stalker: sống ở vùng Bắc Phi và Trung Đông. Nạn nhân bị bọ cạp Stalker tấn công thường phải chịu những cơn đau đớn khủng khiếp trong cơ thể, sốt cao, bất tỉnh và có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Tuy vậy, hiện nay người ta đã tìm ra được phương pháp điều trị cho những người bị bọ cạp Stalker cắn nên nhiều nạn nhân đã may mắn thoát chết. (Nguồn: baotintuc.vn)

Tuy vậy, hiện nay người ta đã tìm ra được phương pháp điều trị cho những người bị bọ cạp Stalker cắn nên nhiều nạn nhân đã may mắn thoát chết. (Nguồn: baotintuc.vn)

6. Cá đá: có bề ngoài to, xù xì và người ta gọi chúng là “chúa tể nọc độc” dưới đáy đại dương. Chúng có 13 tia vây lưng chứa độc tố và độc có thể tồn tại nhiều ngày sau khi cá chết. Khi các tia vây lưng cá mặt quỷ đâm vào thịt nạn nhân, độc tố sẽ tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và hệ cơ trơn của tim ở người. (Nguồn: Cảng Hải Sản)

6. Cá đá: có bề ngoài to, xù xì và người ta gọi chúng là “chúa tể nọc độc” dưới đáy đại dương. Chúng có 13 tia vây lưng chứa độc tố và độc có thể tồn tại nhiều ngày sau khi cá chết. Khi các tia vây lưng cá mặt quỷ đâm vào thịt nạn nhân, độc tố sẽ tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và hệ cơ trơn của tim ở người. (Nguồn: Cảng Hải Sản)

7. Nhện độc Brazil: là loài nhện có nọc độc nguy hiểm nhất trong số những loài nhện độc và là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những trường hợp tử vong của con người do bị nhện cắn. (Nguồn: VnReview)

7. Nhện độc Brazil: là loài nhện có nọc độc nguy hiểm nhất trong số những loài nhện độc và là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những trường hợp tử vong của con người do bị nhện cắn. (Nguồn: VnReview)

8. Rắn Taipan: sống chủ yếu ở Australia và được coi là loài rắn đáng sợ bởi độc tố khủng khiếp có nó còn hơn cả rắn hổ mang bành đến 300 lần. Lượng nọc tiết ra trong 1 lần bị rắn Taipan cắn có thể cướp đi sinh mạng của 100 người hoặc một “đội quân 250.000 con chuột thí nghiệm”. (Nguồn: KhoaHoc.tv)

8. Rắn Taipan: sống chủ yếu ở Australia và được coi là loài rắn đáng sợ bởi độc tố khủng khiếp có nó còn hơn cả rắn hổ mang bành đến 300 lần. Lượng nọc tiết ra trong 1 lần bị rắn Taipan cắn có thể cướp đi sinh mạng của 100 người hoặc một “đội quân 250.000 con chuột thí nghiệm”. (Nguồn: KhoaHoc.tv)

9. Ếch Phi tiêu độc: loài ếch này chỉ dài khoảng 5cm với thân hình xanh biếc điểm những đốm đen trong suốt trên lưng. Mặc dù vậy, lượng nọc độc trên da của 1 chú ếch Phi tiêu đủ để giết chết 20.000 con chuột. (Nguồn: MUC Women)

9. Ếch Phi tiêu độc: loài ếch này chỉ dài khoảng 5cm với thân hình xanh biếc điểm những đốm đen trong suốt trên lưng. Mặc dù vậy, lượng nọc độc trên da của 1 chú ếch Phi tiêu đủ để giết chết 20.000 con chuột. (Nguồn: MUC Women)

Mời quý độc giả xem video: Top 10 động vật đẹp nhất trên thế giới. Nguồn: NewsTV.

Vân Anh (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/9-dong-vat-co-noc-doc-nhat-hanh-tinh-la-sat-thu-hang-loat-1796259.html