800 con hổ đất nung đón Tết ra lò mỗi ngày ở Bình Dương

Một cơ sở làm hổ vàng bằng đất nung tại xã Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên (Bình Dương) phải tăng cường làm thêm giờ mỗi ngày do số lượng đặt hàng lớn.

 Chủ cơ sở là ông Lê Quang Lợi, ngụ thị xã Tân Uyên, người có gần 15 năm làm nghề tạo hình linh vật dịp Tết Nguyên đán bằng đất nung. Dịp Tết năm nay, hổ vàng là linh vật được cơ sở tập trung gia công.

Chủ cơ sở là ông Lê Quang Lợi, ngụ thị xã Tân Uyên, người có gần 15 năm làm nghề tạo hình linh vật dịp Tết Nguyên đán bằng đất nung. Dịp Tết năm nay, hổ vàng là linh vật được cơ sở tập trung gia công.

 Nơi đây hiện có 10 công nhân làm việc xuyên suốt từ sáng sớm đến khoảng 22h mỗi ngày, duy trì liên tục gần 3 tháng nay. "Vì đơn đặt hàng nhiều, tôi thỏa thuận với mọi người sẽ làm thêm khoảng 4-5 giờ mỗi ngày để tăng năng suất. Tuy vậy số sản phẩm làm ra vẫn không đủ bán. Hiện chúng tôi rất cân nhắc nếu có thêm đơn hàng mới", ông Lợi nói.

Nơi đây hiện có 10 công nhân làm việc xuyên suốt từ sáng sớm đến khoảng 22h mỗi ngày, duy trì liên tục gần 3 tháng nay. "Vì đơn đặt hàng nhiều, tôi thỏa thuận với mọi người sẽ làm thêm khoảng 4-5 giờ mỗi ngày để tăng năng suất. Tuy vậy số sản phẩm làm ra vẫn không đủ bán. Hiện chúng tôi rất cân nhắc nếu có thêm đơn hàng mới", ông Lợi nói.

 Mỗi ngày, cơ sở này sản xuất khoảng 800 tượng hổ bằng đất nung, hầu hết theo đơn đặt hàng từ trước của khách hàng tại Bình Dương, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và nhiều tỉnh miền Tây.

Mỗi ngày, cơ sở này sản xuất khoảng 800 tượng hổ bằng đất nung, hầu hết theo đơn đặt hàng từ trước của khách hàng tại Bình Dương, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và nhiều tỉnh miền Tây.

 Quy trình sản xuất gồm một số công đoạn chính như cho đất lỏng vào khung hình hổ, tách khung, phơi, gia công hình tượng ban đầu, cho vào lò nung...

Quy trình sản xuất gồm một số công đoạn chính như cho đất lỏng vào khung hình hổ, tách khung, phơi, gia công hình tượng ban đầu, cho vào lò nung...

 Từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối cùng hoàn thành trong khoảng 22-24 giờ. Đất nguyên liệu có nguồn gốc tại huyện Phú Giáo (Bình Dương), cách cơ sở khoảng 20 km.

Từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối cùng hoàn thành trong khoảng 22-24 giờ. Đất nguyên liệu có nguồn gốc tại huyện Phú Giáo (Bình Dương), cách cơ sở khoảng 20 km.

 Sau khi tách khung, tượng hổ đất được phơi trên giàn khoảng 12 tiếng nếu trời nắng tốt, sau đó sẽ được cắt gọt cẩn thận và cho vài lò gạch để nung.

Sau khi tách khung, tượng hổ đất được phơi trên giàn khoảng 12 tiếng nếu trời nắng tốt, sau đó sẽ được cắt gọt cẩn thận và cho vài lò gạch để nung.

 Bên cạnh sản xuất hổ vàng, cơ sở còn làm thêm tượng heo đất nung và bán kèm với nhau trong dịp Tết Nguyên đán. Mỗi thợ làm thêm giờ được trả công khoảng 500.000-800.000 đồng/ngày tùy theo sản phẩm làm ra.

Bên cạnh sản xuất hổ vàng, cơ sở còn làm thêm tượng heo đất nung và bán kèm với nhau trong dịp Tết Nguyên đán. Mỗi thợ làm thêm giờ được trả công khoảng 500.000-800.000 đồng/ngày tùy theo sản phẩm làm ra.

 Tạo hình hổ, heo bằng đất được nung trong 10-12 tiếng sẽ ra thành phẩm. Mỗi lò có thể nung cùng lúc khoảng 5.000 sản phẩm/ngày đêm. Chất đốt thường là củi cao su, được mua về từ huyện Phú Giáo.

Tạo hình hổ, heo bằng đất được nung trong 10-12 tiếng sẽ ra thành phẩm. Mỗi lò có thể nung cùng lúc khoảng 5.000 sản phẩm/ngày đêm. Chất đốt thường là củi cao su, được mua về từ huyện Phú Giáo.

 Khoảng 3 tháng nay, cơ sở này sản xuất khoảng 6.000 tượng hổ, khoảng 12.000 heo đất (thô) bán ra thị trường.

Khoảng 3 tháng nay, cơ sở này sản xuất khoảng 6.000 tượng hổ, khoảng 12.000 heo đất (thô) bán ra thị trường.

 Sau khi xuất lò nung, sản phẩm được chuyển lên xe tải, giao về cho các vựa hoặc khách hàng mua với số lượng lớn trong và ngoài Bình Dương. Hiện cơ sở của ông Lợi có 1 xe tải, tuy nhiên không thể giao hàng kịp, ông thường xuyên thuê thêm dịch vụ vận tải bên ngoài. Giá xuất xưởng mỗi tượng hổ thô là 15.000 đồng.

Sau khi xuất lò nung, sản phẩm được chuyển lên xe tải, giao về cho các vựa hoặc khách hàng mua với số lượng lớn trong và ngoài Bình Dương. Hiện cơ sở của ông Lợi có 1 xe tải, tuy nhiên không thể giao hàng kịp, ông thường xuyên thuê thêm dịch vụ vận tải bên ngoài. Giá xuất xưởng mỗi tượng hổ thô là 15.000 đồng.

 Tượng hổ thô được nhiều thương lái mua về và thực hiện việc nhuộm màu và tô vẽ.

Tượng hổ thô được nhiều thương lái mua về và thực hiện việc nhuộm màu và tô vẽ.

 Sau khi hoàn thành, giá mỗi con "hổ vàng" có giá khoảng 30.000 đồng bán sỉ. Nếu sản phẩm này đến chợ, hoặc bán cho khách lẻ thì giá sẽ tăng thêm khoảng 15.000-20.000 đồng/tượng. Giá heo đất thành phẩm cũng ở mức tương tự.

Sau khi hoàn thành, giá mỗi con "hổ vàng" có giá khoảng 30.000 đồng bán sỉ. Nếu sản phẩm này đến chợ, hoặc bán cho khách lẻ thì giá sẽ tăng thêm khoảng 15.000-20.000 đồng/tượng. Giá heo đất thành phẩm cũng ở mức tương tự.

Phạm Ngôn

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/800-con-ho-dat-nung-don-tet-ra-lo-moi-ngay-o-binh-duong-post1289520.html