Về súng bộ binh, tiểu liên AK-47 là loại vũ khí bộ binh có cấu tạo đơn giản, nhưng uy lực, tin cậy, dễ sử dụng và có thể sản xuất hàng loạt trong điều kiện thời chiến. AK-47 là khẩu súng dễ nhận biết nhất thời hậu Thế chiến II. Khoảng 75 triệu khẩu AK-47 đã được chế tạo trên toàn thế giới. Ảnh: Mikhail Kalashnikov, cha đẻ của khẩu AK -47 - Nguồn: Russia Today
AK-47 lấy cảm hứng sáng tạo từ một số loại súng như khẩu M1 Garand của Mỹ, đặc biệt là khẩu Sturmgewehr StG-44 của Đức; đây là loại súng trường tấn công thực sự đầu tiên trên thế giới, trước khẩu M-16 của Mỹ 10 năm. Đến đầu thập niên 1950, Quân đội Liên Xô đã hoàn thành trang bị AK-47 cho toàn lực lượng của họ, sẵn sàng cho chiến tranh thế giới thứ ba.
Ngoài việc trang bị cho Hồng quân và các nước thuộc Khối Hiệp ước Warsaw, AK-47 còn được viện trợ cho các quốc gia khác, nhất là các phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới; hiện nay AK-47 vẫn là loại vũ khí được dùng phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Trên lĩnh hải quân, do không thể cạnh tranh với Mỹ về tàu sân bay, Liên Xô đã phát triển các loại tàu ngầm làm phương tiện "phi đối xứng" như hải quân phát xít Đức trong thế chiến hai. Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Typhoon, đây là phương tiện răn đe hạt nhân trên biển của Liên Xô.
Tàu ngầm Typhoon dài 175 mét, lượng giãn nước khi lặn 24.000 tấn; chiếc tàu ngầm khổng lồ này lớn hơn gấp ba lần so với tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles của Mỹ và nặng hơn gần 10 nghìn tấn so với đối thủ của chúng, là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Mỹ.
Typhoon của Liên Xô được đánh giá là một thiết kế sáng tạo, được trang bị 20 ống phóng tên lửa đạn đạo SS-N-20 Sturgeon; mỗi tên lửa SS-N-20 được trang bị 10 đầu đạn hạt nhân. Sáu chiếc tàu ngầm lớp Typhoon đã được chế tạo và phục vụ trong Hải quân Liên Xô. Hiện nay một chiếc Typhoon vẫn được sử dụng làm tàu thử nghiệm tên lửa Bulava.
Chứng kiên sức mạnh của lực lượng xe tăng, sau khi thế chiến hai kết thúc, Liên Xô khẩn trương phát triển loại xe tăng chiến đấu chủ lực mới để thay thế huyền thoại T-34, đó là xe tăng T-54. T-54 có hình dáng, tháp pháo, hệ thống động lực và vũ khí hoàn toàn mới so với T-34. Ảnh: Xe tăng T-54 - Nguồn: Wikipedia.
Để chuẩn bị cho cuộc chiến có sử dụng vũ khí hạt nhân, nên T-54 được nâng cấp ngay lên phiên bản T-55, đó là vũ khí phụ trên nóc tháp pháo được dỡ bỏ, thay vào đó là một tháp pháo hàn kín và có hệ thống chống NBC. Ảnh: Xe tăng T-55 - Nguồn: Wikipedia.
Dòng T-54/55 là trụ cột của Quân đội Liên Xô từ cuối Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến khi ra mắt hậu duệ của nó đến khi phiên bản T-64 ra đời; ngoài mẫu T-64 (sau này là T-80), các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực của Liên Xô sau này đều là hậu duệ trực tiếp của T54/T-55 như T-62, T-72 và T-90. Ảnh: Xe tăng T-55 - Nguồn: Military Today.
Để có thể thực hiện đòn răn đe chiến lược, Liên Xô đã tập trung phát triển máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack, được đặt biệt danh là “Thiên nga trắng”; và chiếc Tu-160 là máy bay ném bom chiến lược cuối cùng được Liên Xô chế tạo.
Với cánh chính có thể thay đổi (cánh cụp - cánh xòe), một thiết kế đặc trưng của thập niên 1960, Tu-160 có tốc độ bay siêu âm và có thể bay ở độ cao cực thấp để tránh sự phát hiện radar của đối phương. Chiếc Tu-160 đầu tiên bay thử vào ngày 18/12/1981 và là đối trọng của máy bay ném bom chiến lược B-1 của Mỹ.
Tu-160 có thể mang theo 22 tấn vũ khí trong hai khoang chứa vũ khí bên trong và các mấu treo bên ngoài, bao gồm tên lửa hành trình hạt nhân Kh-55/AS-15 Kent, tương tự như tên lửa hành trình phóng từ trên không của Mỹ, AS-15 là một tên lửa hành trình cận âm, mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá 200 kiloton; một chiếc Tu-160 có thể mang 12 tên lửa AS-15.
Liên Xô phụ thuộc rất nhiều vào pháo binh trong Thế chiến hai; các loại pháo xe kéo và súng cối rẻ tiền, dễ sản xuất và có uy lực mạnh mẽ trên chiến trường. Theo thống kê, pháo binh là sát thương lớn nhất trên chiến trường, chỉ riêng trận phòng ngự tại Stalingrad, 13 nghìn khẩu pháo đã được Liên Xô triển khai. Ảnh: Pháo binh Liên Xô trong thế chiến hai - Nguồn: Wikipedia.
Lựu pháo 122 mm D-30 là loại pháo xe kéo phổ biến nhất trong quân đội Liên Xô sau thế chiến hai. D-30 là có tầm bắn 15,4 km, vượt xa tầm bắn của đối thủ 105 mm M101A1 của Mỹ (11,27km); tốc độ bắn của D-30 từ 5-6 phát/phút. Mỗi sư đoàn bộ binh Liên Xô được biên chế tới 32 khẩu D-30, đảm bảo hỏa lực cho sư đoàn bộ binh chiến đấu cả khi không có hỏa lực không quân.
Giống như tất cả các vũ khí của Liên Xô, D-30 có thể được sử dụng như một vũ khí chống tăng, hạ nòng để bắn thẳng với xe tăng địch với xạ giới tầm 360º. Tổng cộng có 19.266 khẩu D-30 được Liên Xô chế tạo, hầu hết vào thập niên 1960 và 70.
Video Cuộc thử bom nguyên tử đầu tiên ở Liên Xô - Nguồn: Sputnik Việt Nam
Tiến Minh