30% 'người lớn tuổi' ở Đông Nam Á lo lắng khi thanh toán trực tuyến
Nghiên cứu cho thấy những lo lắng về giao dịch thanh toán trực tuyến và sự tin tưởng vào phần mềm chống virus của người lớn tuổi so với thế hệ trẻ lớn hơn.
Thanh toán kỹ thuật số đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng ở Đông Nam Á khi thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến. Một nghiên cứu gần đây của Kaspersky cho thấy những cân nhắc kỹ thuật số về an ninh mạng và thanh toán ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong khu vực.
Nghiên cứu “Xây dựng lộ trình an toàn hướng tới tương lai của thanh toán số ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương” của Kaspersky đã phát hiện ra rằng 1 trong 5 (21%) người dùng dịch vụ thanh toán kỹ thuật số ở Đông Nam Á vẫn cảm thấy lo lắng khi thực hiện các giao dịch trực tuyến. So sánh giữa các độ tuổi, sự lo lắng này chiếm tỷ lệ cao nhất nằm ở nhóm người cao tuổi, với 30% thuộc Thế hệ im lặng (Silent Generation). Điều thú vị là, nhóm “tiền bối” này lại được theo sau bởi thế hệ trẻ Gen Z với 27%.
17% người dùng ở Đông Nam Á thừa nhận rằng họ muốn thanh toán bằng tiền mặt, trong đó thế hệ lớn tuổi nhất tiếp tục chiếm tỷ lệ cao nhất (20%) trong tất cả các nhóm tuổi.
Việc thích ứng với những công nghệ mới này cũng có thể là một thách thức đối với Thế hệ im lặng với 20% trong số họ nhận thấy những khó khăn khi thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến.
Ở mặt tích cực hơn, 24% tổng số người được hỏi từ Đông Nam Á cho biết rằng họ hoàn toàn tin tưởng vào thanh toán kỹ thuật số.
“Những người lớn tuổi không đến từ thời đại internet. Những lo lắng của họ là có thể hiểu được và nên được xem là một biện pháp phòng ngừa trước những sai lầm tốn kém trong công nghệ mà họ vẫn đang học cách sử dụng. Tuy nhiên, đáng chú ý là hầu hết trong số họ (26%) tin tưởng vào các nền tảng thanh toán kỹ thuật số. Vì họ được hoan nghênh chấp nhận những thay đổi, chúng tôi khuyến khích thế hệ trẻ tiếp bước và hỗ trợ những người thân yêu lớn tuổi của chúng ta. Những nỗ lực giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng và chính phủ cũng cần thiết” - Sandra Lee, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Kaspersky cho biết.
Với xu hướng cẩn thận khi trực tuyến, không ngạc nhiên khi thế hệ lớn tuổi nhất đề cao tính hiệu quả của phần mềm chống vi-rút. Hơn 3 phần 5 (61%) người lớn từ 55 tuổi trở lên cho thấy mức độ tin tưởng cao nhất đối với các giải pháp bảo mật so với nhóm tuổi trẻ hơn.
Trong khi trung bình, một nửa số thế hệ ở Đông Nam Á (50%) hiểu được sự cần thiết của phần mềm chống vi-rút để bảo vệ tiền và dữ liệu trực tuyến của họ, Thế hệ Z cho thấy mức độ tin tưởng ít nhất với 46%, Millennials là 49% và Thế hệ X là 52%.
Khoảng 20% tất cả những người được hỏi cảm thấy rằng việc sử dụng phần mềm chống vi-rút là đủ, theo sau là 17% trong đó những người được hỏi không chắc chắn hoặc không nhận thức về cách phần mềm chống vi-rút có thể giúp họ giảm thiểu rủi ro tổn thất tài chính.
Đáng báo động là vẫn có khoảng 14% cho rằng phần mềm chống virus không phải là một công cụ thiết yếu trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa mạng đang cố xâm phạm dữ liệu tài chính và tài sản.
Các chuyên gia của Kaspersky đề xuất một số biện pháp giúp người lớn tuổi nắm bắt công nghệ một cách an toàn khi trực tuyến như là cài đặt, khởi chạy, cập nhật và sử dụng hiệu quả các thiết bị và ứng dụng là một vấn đề đối với một số người dùng lớn tuổi; đảm bảo các ứng dụng và chương trình của họ được cài đặt tự động cập nhật để chúng luôn có phiên bản mới nhất và an toàn nhất; sử dụng các giải pháp bảo mật đáng tin cậy để bảo vệ toàn diện khỏi nhiều mối đe dọa,...
Thu Thủy