Yên Mô: Tập trung phòng trừ sâu bệnh cho lúa mùa

Hiện nay, các trà lúa mùa trên địa bàn huyện Yên Mô sinh trưởng và phát triển tốt, nhiều diện tích đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, mưa, nắng xen kẽ, thuận lợi cho một số sâu bệnh cuối vụ phát sinh, gây hại. Để bảo vệ sản xuất, huyện đang chỉ đạo các xã, thị trấn, HTX nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân tích cực thăm đồng nhằm phát hiện sâu bệnh hại, phòng trừ kịp thời khi tới ngưỡng.

Nông dân huyện Yên Mô chăm sóc lúa mùa. Ảnh: Anh Tuấn

Cánh đồnggần trung tâm thị trấn Yên Thịnh đang được phủ bởi màu xanh của lúa mùa thời kỳphân hóa đòng. Trên những thửa ruộng, bà con nông dân đang kiểm tra mật độ sâubệnh phát sinh trên lúa và tổ chức phun trừ trên những diện tích đã tới ngưỡng.

Đang phun trừ sâu cuốn lá cho hơn 3 sào lúa LT2, bác Nguyễn Văn Xuân, thị trấnYên Thịnh cho biết: Từ đầu vụ tới nay, thời tiết tương đối thuận lợi, cây lúasinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày gần đây do ảnh hưởng cuaả́p thấp nhiệt đới nên mưa nắng đan xen, độ ẩm cao, trên đồng ruộng xuất hiệnsâu cuốn lá và đục thân hai chấm với mật độ tương đối cao. Do vậy, gia đình tôitổ chức phun trừ theo đúng hướng dẫn và thông báo của HTX nông nghiệp.

Tại xã YênMạc, sâu bệnh cũng đang bắt đầu gây hại trên các trà lúa. Năm nay, gia đình chịNguyễn Thị Hương, xã Yên Mạc cấy hơn 1 mẫu ruộng và 100% diện tích thực hiệnbằng phương thức gieo thẳng, chủ yếu là lúa chất lượng cao.

Chị Hương cho biết:Theo thông báo của HTX nông nghiệp, thời gian gần đây xuất hiện một số loại sâubệnh gây hại trên cây lúa. Gia đình tôi đang tích cực kiểm tra và đã tổ chứcphun trừ kịp thời một số diện tích khi mật độ đạt tới ngưỡng các cơ quan chứcnăng khuyến cáo.

Còn lại những diện tích cấy muộn hiện cũng đang có dấu hiêụxuất hiện sâu bệnh, gia đình tôi và bà con nông dân ở đây tiếp tục theo dõichặt chẽ diễn biến của thời tiết, của tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trừhữu hiệu nhất. Được biết vụ mùa năm 2019, xã Yên Mạc gieo cấy 458 ha lúa, trongđó 95% diện tích là lúa chất lượng cao và lúa nếp.

Đánh giá về tình hình sảnxuất vụ mùa, Chủ tịch UBND xã Yên Mạc Vũ Quang Dung cho biết: Kinh nghiệm nhiêùnăm cho thấy ở vụ mùa nếu có nhiều “đạm trời”, tức là mưa nhiều thì lúa dễ bịsâu bệnh, nhất là các loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cuối vụ nhưkhô vằn, đốm sọc vi khuẩn... Năm nay, thời tiết ít mưa, nhiều nắng đã tạo điêùkiện tốt cho lúa sinh trưởng và phát triển.

Từ đầu vụ tới nay, lúa mùa của xãtương đối sạch bệnh, một số diện tích bị nhiễm sâu cuốn lá và đục thân hai chấmtrên lúa trà sớm đã được nông dân kịp thời phun trừ từ ngày 22-24/8. Hiện nay,qua kiểm tra đồng ruộng, trên trà lúa mùa muộn cũng đang xuất hiện một số đôítượng sâu bệnh và xã đã chỉ đạo các HTX nông nghiệp thông báo, hướng dẫn cho bàcon tổ chức kiểm tra đồng ruộng, phun trừ từ ngày 1/9.

Theo ôngNguyễn Đình Phấn, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Yên Mô,qua kết quả điều tra diễn biến dịch hại trên đồng ruộng của Trạm cho thấy mộtsố đối tượng sâu bệnh hại đang phát sinh và có khả năng gây hại trên các tràlúa mùa trong thời gian tới.

Đáng chú ý là sâu cuốn lá lứa 7 đã bắt đầu nở50-60%. Mật độ sâu trên đồng ruộng không quá cao nhưng không đồng đều. Ví dụ,trên một số diện tích ruộng xanh non ở Khánh Thượng mật độ sâu trên 300 con/m2,nhưng cũng có những diện tích lúa cấy trên đất vàn khô hạn mật độ chỉ có từ30-40 con/m2.

Trước tình hình sâu cuốn lá lứa 7 có khả năng gây hại trên một sốdiện tích lúa mùa, UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn, HTX nôngnghiệp phát động toàn dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽdiễn biến thời tiết, diễn biến các đối tượng sâu bệnh hại để có biện pháp phòngtrừ kịp thời khi tới ngưỡng.

Đồng thời, hướng dẫn bà con nông dân tập trungphun trừ từ ngày 30/8 đến ngày 3/9. Do sự phân bố của sâu đục thân lứa 7 khôngđồng đều và một số nơi còn xuất hiện rầy và sâu đục thân hai chấm nên Trạmkhuyến cáo các HTX căn cứ vào tình hình thực tế có thể đưa lịch phun trừ sớmhơn một chút. Như ở vùng đồng Bể của xã Yên Lâm, rầy xuất hiện sớm và mật độ cónơi đến 2.000 con nên xã sẽ phun sớm kết hợp trừ cả rầy và sâu cuốn lá từ ngày28/8.

Ngoài ra, sâu đục thân hai chấm cũng đang phát sinh gây hại với mật độbình quân chung trên địa bàn huyện thấp hơn mọi năm. Tuy nhiên, có một số diệntích có mật độ cao, bà con nông dân phải tiến hành phun kép, nhất là trên nhữngdiện tích gieo cấy cạnh diện tích đa canh.

Để bảo vệsản xuất lúa vụ mùa, huyện Yên Mô đang tiếp tục chỉ đạo Phòng Nông nghiệp vàPTNT, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông phối hợp chặt chẽvới các HTX nông nghiệp tăng cường theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh để cónhững biện pháp phòng trừ kịp thời, tránh ảnh hưởng tới năng suất lúa cuối vụ.

Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các điểm buôn bán thuốc bảovệ thực vật, hướng dẫn người nông dân mua đúng, đủ các chủng loại thuốc, tổchức phun trừ đúng kỹ thuật nhằm phòng trừ sâu bệnh hiệu quả và bảo vệ môitrường.

Giáng Hương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/yen-mo-tap-trung-phong-tru-sau-benh-cho-lua-mua-2019090408570153p2c21.htm