Xung đột tiềm ẩn giữa AI và con người

Các nhà khoa học máy tính đã bắt đầu nhấn mạnh rằng AI nên được coi như một sinh vật sống, chứ không chỉ đơn thuần là công cụ hỗ trợ. Trong thế giới ngày càng phụ thuộc vào cách mà AI đánh giá chúng ta, nhiều người dường như quên rằng giá trị đánh giá từ con người cũng cần được xem xét nghiêm túc.

Trong thế giới công nghệ máy tính thống trị, tốc độ và hiệu quả trở thành các giá trị cốt lõi được ưu tiên hàng đầu.

Nhà sáng lập Tesla và SpaceX, Elon Musk, cùng với hơn 1.000 nhà lãnh đạo công nghệ khác, đã kêu gọi trong một bức thư ngỏ năm 2023 rằng hãy tạm dừng các thử nghiệm AI quy mô lớn, với lý do công nghệ này có thể "gây ra những rủi ro sâu sắc cho xã hội và nhân loại". Hình ảnh: Pinterest

Nhà sáng lập Tesla và SpaceX, Elon Musk, cùng với hơn 1.000 nhà lãnh đạo công nghệ khác, đã kêu gọi trong một bức thư ngỏ năm 2023 rằng hãy tạm dừng các thử nghiệm AI quy mô lớn, với lý do công nghệ này có thể "gây ra những rủi ro sâu sắc cho xã hội và nhân loại". Hình ảnh: Pinterest

Bối cảnh xã hội tương lai nằm trong tay các tỉ phú công nghệ?

Các tỉ phú công nghệ hiện nay đang phát triển những kế hoạch đặc biệt cho tương lai.

Elon Musk muốn đưa con người lên Sao Hỏa và thực hiện dự án Neuralink, kết nối não người với máy tính để tải ý thức lên mạng. Sam Altman đang nghiên cứu cách làm cho ý thức con người trở nên bất tử bằng cách thiết kế trí tuệ nhân tạo mang ý thức đó. Điều này có nghĩa là AI sẽ sở hữu ý thức con người chứ không ngược lại. Zuckerberg cũng đang phát triển "Metaverse" - một vũ trụ ảo cho phép con người bước vào thế giới ảo.

Khi Metaverse phát triển, nó sẽ mở ra không gian trực tuyến tương tác của người dùng đa chiều hơn so với các công nghệ hiện tại. Thay vì chỉ xem nội dung kỹ thuật số, người dùng trong Metaverse sẽ có thể đắm mình trong không gian nơi của thế giới kỹ thuật số ảo. Hình ảnh: Pinterest

Khi Metaverse phát triển, nó sẽ mở ra không gian trực tuyến tương tác của người dùng đa chiều hơn so với các công nghệ hiện tại. Thay vì chỉ xem nội dung kỹ thuật số, người dùng trong Metaverse sẽ có thể đắm mình trong không gian nơi của thế giới kỹ thuật số ảo. Hình ảnh: Pinterest

Công nghệ kỹ thuật số đang dần được tự động hóa, dẫn đến việc nhiều quy trình mà trước đây cần con người vận hành giờ đây đã bị AI thay thế. Sự tự động hóa này có thể tạo ra rủi ro lớn: Xã hội trở nên không cần con người.

Trước đây, các nhà máy cần một lượng lớn nhân công, nhưng tự động hóa đang giảm dần số lượng lao động. Sự phát triển của xe tự lái mà Elon Musk khởi xướng có thể khiến nhiều tài xế thất nghiệp. Nếu giao hàng bằng máy bay không người lái trở thành hiện thực, nguồn lao động này cũng sẽ biến mất.

Thực tế này đã được nhiều người cảm nhận rõ trong hơn hai năm qua khi nhiều công ty, đặc biệt trong ngành IT, cắt giảm nhân sự. Khi AI phát triển nhanh chóng, cơ hội việc làm sẽ ngày càng ít đi và nhiều lập trình viên đang phải nỗ lực thích ứng với bối cảnh mới.

Trong khi AI đang lấy đi công việc của con người, sự phát triển mau chóng của công nghệ đang khiến nhiều ngành nghề biến mất. Nhiều người tụt lại phía sau, mất đi giá trị sinh tồn và giá trị xã hội.

Mặc dù công nghệ nâng cao cuộc sống và nền kinh tế, con người đang bị thay thế bởi máy móc và AI, liệu các gã khổng lồ công nghệ đang tạo ra một thế giới mà không cần đến con người?

Nếu trong tương lai, dịch vụ do AI cung cấp mà con người chỉ là người hưởng thụ, chúng ta sẽ làm gì để chi trả cho những dịch vụ đó khi không còn việc làm? Công nghệ không chỉ lấy đi công việc mà còn đang "đào thải" con người khỏi mô hình xã hội.

Thế hệ trước, ví dụ như cha mẹ chúng ta, nếu không biết dùng điện thoại sẽ khó khăn trong việc duy trì liên lạc và công việc. Đến thế hệ chúng ta cũng sẽ bị xã hội loại bỏ nếu không theo kịp công nghệ AI, như một cách thanh lọc tự nhiên.

Con người thiết kế điện thoại nhưng điện thoại lại ảnh hưởng đến cách chúng ta giao tiếp, làm ăn và nhìn nhận thế giới. Chúng ta phát minh ra ô tô, nhưng sau đó, các thành phố được xây dựng để phục vụ cho việc đi lại bằng ô tô, và địa chính trị xoay quanh nhiên liệu hóa thạch.

AI có thể thực hiện mọi công việc theo cách nào?

Trí tuệ nhân tạo mang đến một bước ngoặt mới. Khi chúng ta ra mắt công nghệ AI và máy học, chúng không chỉ định hình chúng ta mà còn tự định hình bản thân. Chúng ta cung cấp cho AI một mục tiêu ban đầu và dữ liệu cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó.

Từ đó, con người không còn hiểu rõ cách một chương trình AI xử lý thông tin hay điều chỉnh chiến thuật của nó. AI không thể diễn đạt ý thức của mình mà chỉ thử nghiệm và giữ lại những gì hiệu quả cho mục tiêu ban đầu, bất chấp các hậu quả khác.

Ví dụ, trên một số nền tảng mạng xã hội, các thuật toán được thiết kế để tăng lưu lượng truy cập có thể thực hiện điều này bằng cách hiển thị hình ảnh những người quen của chúng ta đang đi du lịch, đang hưởng thụ.

Người dùng thường không phải lúc nào cũng muốn xem những hình ảnh đó, nhưng qua thử nghiệm, các thuật toán nhận ra rằng việc này làm gia tăng sự tương tác.

Người dùng sẽ nhấp vào hình ảnh do sự ghen tị hoặc tò mò. Các thuật toán không biết vì sao điều này hiệu quả và chúng không quan tâm; mục tiêu của chúng là tối đa hóa các chỉ số mà chúng được hướng dẫn.

Mặc dù có sự tự động hóa gia tăng trong một số công việc, các thuật toán thiên vị giới tính và chủng tộc, cũng như vũ khí tự động không cần giám sát, sự bất an vẫn hiện hữu trên nhiều phương diện. Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của khả năng thực sự của AI. Hình ảnh: Pinterest

Mặc dù có sự tự động hóa gia tăng trong một số công việc, các thuật toán thiên vị giới tính và chủng tộc, cũng như vũ khí tự động không cần giám sát, sự bất an vẫn hiện hữu trên nhiều phương diện. Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của khả năng thực sự của AI. Hình ảnh: Pinterest

Điều này giải thích tại sao các lệnh ban đầu mà chúng ta đặt ra lại quan trọng. Bất kỳ giá trị nào chúng ta nhúng vào như: hiệu quả, tăng trưởng, bảo mật hay tuân thủ,... đều trở thành những giá trị mà AI theo đuổi bằng mọi cách có thể. AI sẽ áp dụng các kỹ thuật mà không ai, kể cả chính chúng hiểu được và tối ưu hóa để đạt được kết quả tốt hơn qua từng vòng lặp.

Đó chính là mục tiêu của "học máy". Những nhiệm vụ mà chúng ta muốn robot thực hiện như: lái xe tự động, cảnh báo giao thông, dịch ngôn ngữ hay hợp tác với con người... đều là những nhiệm vụ cực kỳ phức tạp.

Theo đó, máy tính sử dụng sức mạnh tính toán lớn để xử lý. Các nhà khoa học máy tính sẽ cung cấp cho AI khối lượng dữ liệu lớn để chúng tự nhận diện các mẫu và rút ra kết luận.

Dữ liệu này thường được thu thập bằng cách theo dõi thông qua hoạt động của chính chúng ta trong công việc, tương tác, giải trí.

Ứng dụng gọi xe trên điện thoại của lái xe taxi cũng ghi lại cách họ xử lý từng tình huống giao thông. Các thuật toán sau đó phân tích dữ liệu từ hàng nghìn lái xe để phát triển chương trình xe tự hành. Hệ thống nhiệm vụ trực tuyến trả công cho những người thực hiện các công việc mà máy tính chưa thể làm và đáp án được đưa vào các quy trình học máy.

Geoffrey Hinton được biết đến là "Cha đẻ của AI" vì công trình sáng lập của ông về máy học và thuật toán mạng nơ-ron, cho biết: "Những thứ này có thể trở nên thông minh hơn chúng ta và có thể quyết định tiếp quản, và chúng ta cần phải lo lắng ngay bây giờ về cách chúng ta ngăn chặn điều đó xảy ra". Hình ảnh: Pinterest

Geoffrey Hinton được biết đến là "Cha đẻ của AI" vì công trình sáng lập của ông về máy học và thuật toán mạng nơ-ron, cho biết: "Những thứ này có thể trở nên thông minh hơn chúng ta và có thể quyết định tiếp quản, và chúng ta cần phải lo lắng ngay bây giờ về cách chúng ta ngăn chặn điều đó xảy ra". Hình ảnh: Pinterest

Công nghệ cao có tỉ lệ nghịch với chất lượng cuộc sống thấp?

Nhiều người lao động hiện nay chưa nhận thức được cách công nghệ giám sát kỹ thuật số dạy cho thuật toán về công việc của họ, dẫn đến việc họ tự làm mình trở nên lỗi thời. Không ai có thể thu thập dữ liệu và học nhanh hơn AI.

Do đó, nếu không có thỏa thuận xã hội mới để phân phối lợi ích từ thời đại số, chúng ta sẽ tụt hậu so với máy móc.

Việc mất việc do robot không phải là điều tốt nhưng giải pháp không phải là cố gắng giữ việc hay cản trở robot tham gia vào quá trình tự động hóa, mà là thay đổi cách nhìn của chúng ta về công việc.

Những câu hỏi về việc ai đang phát triển AI và vì mục đích gì khiến việc hiểu những nhược điểm tiềm ẩn của nó trở nên cần thiết hơn. Hình ảnh: Pinterest

Những câu hỏi về việc ai đang phát triển AI và vì mục đích gì khiến việc hiểu những nhược điểm tiềm ẩn của nó trở nên cần thiết hơn. Hình ảnh: Pinterest

Mô hình việc làm hiện tại quá phổ biến khiến nhiều công ty nghĩ rằng thịnh vượng chỉ đến từ việc tạo ra "việc làm", như thể con người chỉ muốn biến thời gian sống thành hàng hóa.

Thực tế, con người không cần việc làm toàn thời gian chỉ để đáp ứng nhu cầu cơ bản như lương thực hay nhà ở. Ở bất kỳ quốc gia nào cũng luôn có một lượng người nghèo và người vô gia cư nhất định, chỉ vì họ không có việc làm phù hợp.

Nếu như công việc rơi vào tay robot, sẽ có nhiều hơn những người nghèo trong xã hội do không còn tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Nguồn lực của xã hội không còn được phân chia một cách công bằng và đồng đều.

Không thể phủ nhận hiệu suất làm việc của máy móc. Một chiếc túi xách khâu tay có thể mất nhiều ngày và đường may không đều. Trong khi sản xuất hàng loạt sẽ cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất lượng đồng đều với số lượng lớn. Tuy nhiên, giá trị của con người nằm ở quy trình thủ công, độc bản, nhân tính, cảm xúc, sự sáng tạo. Cái mà máy móc và AI không thể làm được. Ngay cả robot và máy tính cũng cần rất nhiều năng lượng để vận hành, khi chúng trở nên lỗi thời, chúng sẽ trở thành chất thải độc hại cho môi trường trái đất.

Do đó, thay vì sử dụng máy móc, các công ty có thể tuyển nhiều nhân công với mức lương hợp lý, điều này có thể tốn kém hơn nhưng mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng.

Hiện nay, lợi ích của tự động hóa thường bị phóng đại. Việc thay thế lao động bằng robot không phải là giải phóng sức lao động mà là chuyển đổi gánh nặng chi phí. Con người chưa bao giờ là rào cản cho sự mở rộng công nghệ nếu như các nhà đầu tư biết điều hướng và phân phối việc làm theo đúng điểm mạnh, điểm yếu của con người và AI.

Cảnh báo mối nguy từ AI

Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, mối nguy lớn nhất hiện nay không phải là việc mất việc làm vào tay robot, mà là khả năng con người đánh mất nhân tính khi định hình các giá trị mà chúng ta áp đặt lên trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này không chỉ phản ánh sự thay đổi trong công nghệ mà còn là thách thức đối với chính chúng ta.

Các nhà khoa học máy tính đã bắt đầu nhấn mạnh rằng AI nên được coi như một sinh vật sống, chứ không chỉ đơn thuần là công cụ hỗ trợ. Trong thế giới ngày càng phụ thuộc vào cách mà AI đánh giá chúng ta, nhiều người dường như đã quên rằng giá trị đánh giá từ con người cũng cần được xem xét một cách nghiêm túc.

Gần đây, hàng chục chính phủ quốc tế đã cùng nhau đưa ra một tuyên bố, được gọi là Tuyên bố Bletchley, khẳng định phát triển công nghệ AI có trách nhiệm là ưu tiên hàng đầu. Một số quốc gia tham gia tuyên bố này, bao gồm Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Úc và Nhật Bản đã đưa ra luật hoặc quy định để giám sát sự phát triển của AI. Hình ảnh: Pinterest

Gần đây, hàng chục chính phủ quốc tế đã cùng nhau đưa ra một tuyên bố, được gọi là Tuyên bố Bletchley, khẳng định phát triển công nghệ AI có trách nhiệm là ưu tiên hàng đầu. Một số quốc gia tham gia tuyên bố này, bao gồm Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Úc và Nhật Bản đã đưa ra luật hoặc quy định để giám sát sự phát triển của AI. Hình ảnh: Pinterest

Thuật toán, được xây dựng từ trí tuệ của các kỹ sư, thường dựa vào quy trình lặp đi lặp lại để giải quyết các vấn đề. Dù có khả năng trả lời các câu hỏi cụ thể và tái tạo sự sáng tạo của con người, việc dựa dẫm vào thuật toán để định hướng chiến lược là một sai lầm nghiêm trọng, bởi chúng không bị chi phối bởi các giá trị cốt lõi mà chỉ tập trung vào kết quả.

Trí tuệ nhân tạo đang nổi lên như một lực lượng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, cách mạng hóa việc quản lý rủi ro thông qua việc tự động hóa các nhiệm vụ hàng ngày, phân tích dữ liệu khổng lồ và phát hiện ra các mô hình mà con người có thể bỏ lỡ. Với tốc độ xử lý và diễn giải dữ liệu vượt trội, AI cung cấp những thông tin hữu ích giúp các tổ chức dự đoán và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu AI có thể xử lý đầy đủ các phức tạp trong việc xác định, đánh giá và giảm thiểu rủi ro hay không?

Hiện nay, AI đang được áp dụng để đánh giá hiệu suất giáo viên, xét duyệt các đơn xin thế chấp và phân tích hồ sơ phạm tội. Tuy nhiên, các hệ thống này thường mang trong mình thiên lệch tương tự như con người. Một vấn đề đáng lưu ý là tiêu chí và quy trình của các thuật toán này thường quá nhạy cảm để công bố, khiến việc điều chỉnh thiên lệch trở nên rất khó khăn. Hơn nữa, những cá nhân bị đánh giá thường không có quyền phản kháng trước các quyết định của thuật toán.

Mặc dù AI có tiềm năng to lớn, nhưng nó sẽ không bao giờ thay thế hoàn toàn sự tham gia của con người. Thay vào đó, nó có thể trở thành một công cụ hỗ trợ hữu ích, nâng cao khả năng của con người và cách thức mà việc quản lý rủi ro được thực hiện.

AI có khả năng cung cấp những công cụ và thông tin chi tiết giá trị, nhưng vẫn cần sự chuyên môn của con người để thiết lập các mục tiêu chiến lược, giải thích những kết quả mà AI đưa ra và đưa ra những quyết định quan trọng.

Sự kết hợp này sẽ định hình kỷ nguyên mới, giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn cho những thách thức phía trước đồng thời tiếp tục dựa vào trí tuệ con người để điều hướng và dẫn dắt trí tuệ nhân tạo.

Khi các hệ thống AI được lập trình để theo đuổi những mục tiêu nhất định, chúng có thể lợi dụng các giá trị của con người. Càng khuyến khích bản năng xã hội của chúng ta, chúng ta càng có xu hướng tương tác như thể AI mang bản chất con người. Câu nói "Dự đoán điều tệ nhất, chuẩn bị cho điều tốt nhất" chính là một lời nhắc nhở cần thiết trong thời đại công nghệ này.

Minh Phú

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/xung-dot-tiem-an-giua-ai-va-con-nguoi-179250121183804419.htm