Xẻ đồi làm đường gần 2.000 tỷ ở Ninh Bình

Để xây dựng tuyến đường giao thông Đông - Tây ở Ninh Bình, các nhà thầu đã xẻ 7 quả đồi với hơn 1 triệu m3 đất.

Dự án đường Đông - Tây (giai đoạn 1) được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tháng 10/2021 với tổng mức đầu tư 1.486 tỷ đồng. Dự án có tổng chiều dài 22,95km, quy mô xây dựng trước mắt 4 làn xe, riêng đoạn đầu tuyến đến nút giao cao tốc Bắc - Nam là 8 làn xe.

Dự án đường Đông - Tây (giai đoạn 1) được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tháng 10/2021 với tổng mức đầu tư 1.486 tỷ đồng. Dự án có tổng chiều dài 22,95km, quy mô xây dựng trước mắt 4 làn xe, riêng đoạn đầu tuyến đến nút giao cao tốc Bắc - Nam là 8 làn xe.

Đến tháng 10/2023, do phát sinh thêm trong chi phí GPMB, nên UBND tỉnh Ninh Bình điều chỉnh dự án này, nâng tổng mức đầu tư 1.913,754 tỷ đồng (thêm gần 428 tỷ đồng) từ nguồn vốn ngân sách Trung ương (500 tỷ đồng) và ngân sách tỉnh (1.413,754 tỷ đồng). Thời gian thực hiện từ năm 2021-2026.

Đến tháng 10/2023, do phát sinh thêm trong chi phí GPMB, nên UBND tỉnh Ninh Bình điều chỉnh dự án này, nâng tổng mức đầu tư 1.913,754 tỷ đồng (thêm gần 428 tỷ đồng) từ nguồn vốn ngân sách Trung ương (500 tỷ đồng) và ngân sách tỉnh (1.413,754 tỷ đồng). Thời gian thực hiện từ năm 2021-2026.

Dự án được khởi công vào ngày 27/3/2022. Dự án có đoạn đầu từ Tam Điệp (tại nút giao Đồng Giao, xã Quang Sơn) đến Nho Quan (giao với quốc lộ 12B tại xã Văn Phong). Dự án này do Liên danh doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường và Công ty TNHH Thành Trung thi công.

Dự án được khởi công vào ngày 27/3/2022. Dự án có đoạn đầu từ Tam Điệp (tại nút giao Đồng Giao, xã Quang Sơn) đến Nho Quan (giao với quốc lộ 12B tại xã Văn Phong). Dự án này do Liên danh doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường và Công ty TNHH Thành Trung thi công.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Giang Huy Anh, Chỉ huy trưởng công trường (thuộc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường), cho biết, để thi công tuyến đường đã phải huy động một lượng lớn máy xúc, máy phá đá xẻ 7 quả núi.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Giang Huy Anh, Chỉ huy trưởng công trường (thuộc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường), cho biết, để thi công tuyến đường đã phải huy động một lượng lớn máy xúc, máy phá đá xẻ 7 quả núi.

Có khoảng hơn 1 triệu m3 đất đạt K95 khai thác từ 7 quả đồi được điều phối đến các vị trí khác trên tuyến để đắp nền đường. Việc tận dụng đất đồi đã giảm chi phí mua vật liệu rất nhiều. Bởi tổng khối lượng đào, đắp nền đường 2,75 triệu m3.

Có khoảng hơn 1 triệu m3 đất đạt K95 khai thác từ 7 quả đồi được điều phối đến các vị trí khác trên tuyến để đắp nền đường. Việc tận dụng đất đồi đã giảm chi phí mua vật liệu rất nhiều. Bởi tổng khối lượng đào, đắp nền đường 2,75 triệu m3.

Ông Giang Huy Anh cũng cho biết, trên công trường, nhà thầu Xuân Trường có khoảng 200 cán bộ, kỹ sư, lao động với hơn 130 phương tiện, làm "3 ca, 4 kíp", làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm để đẩy nhanh tiến độ.

Ông Giang Huy Anh cũng cho biết, trên công trường, nhà thầu Xuân Trường có khoảng 200 cán bộ, kỹ sư, lao động với hơn 130 phương tiện, làm "3 ca, 4 kíp", làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm để đẩy nhanh tiến độ.

Ông Nguyễn Đức Ánh (áo trắng), cán bộ Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình cho biết: Dự án này Ban đại diện chủ đầu tư và cũng đảm nhận vai trò tư vấn giám sát nên đều phải túc trực tại công trường. Khó khăn nhất khi thực hiện dự án đó là thời tiết. Nếu trời mưa thì phải dừng việc thi công do địa hình đồi núi phức tạp và chờ phơi đất mới tiến hành lu nèn.

Ông Nguyễn Đức Ánh (áo trắng), cán bộ Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình cho biết: Dự án này Ban đại diện chủ đầu tư và cũng đảm nhận vai trò tư vấn giám sát nên đều phải túc trực tại công trường. Khó khăn nhất khi thực hiện dự án đó là thời tiết. Nếu trời mưa thì phải dừng việc thi công do địa hình đồi núi phức tạp và chờ phơi đất mới tiến hành lu nèn.

Theo ông Ánh, nguồn vốn được bố trí từ đầu dự án đến nay là 1.369,325 tỷ đồng. Tổng số vốn đã giải ngân cho dự án 1.269,289 tỷ đồng (trong đó GPMB là 851,457 tỷ đồng; Xây lắp và chi phí khác: 417,832 tỷ đồng).

Theo ông Ánh, nguồn vốn được bố trí từ đầu dự án đến nay là 1.369,325 tỷ đồng. Tổng số vốn đã giải ngân cho dự án 1.269,289 tỷ đồng (trong đó GPMB là 851,457 tỷ đồng; Xây lắp và chi phí khác: 417,832 tỷ đồng).

Một kỹ sư bắn tọa độ trên công trường.

Một kỹ sư bắn tọa độ trên công trường.

Kỹ sư Hoàng Cao Lãnh (38 tuổi, quê ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) cho biết: Mùa hè, chúng tôi dậy rất sớm để ra công trường bắn tọa độ. Nếu làm không nhanh sẽ ảnh hưởng đến khâu thảm nhựa. Mọi việc trên công trường chúng tôi đều phải phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả.

Kỹ sư Hoàng Cao Lãnh (38 tuổi, quê ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) cho biết: Mùa hè, chúng tôi dậy rất sớm để ra công trường bắn tọa độ. Nếu làm không nhanh sẽ ảnh hưởng đến khâu thảm nhựa. Mọi việc trên công trường chúng tôi đều phải phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả.

Công nhân thổi bụi đường, chuẩn bị cho lớp rải thảm nhựa nền đường.

Công nhân thổi bụi đường, chuẩn bị cho lớp rải thảm nhựa nền đường.

Tính đến thời điểm hiện tại dự án đã thông tuyến chính, cơ bản hoàn thành khối lượng đào, đắp nền đường, cầu, cống trên tuyến. Dự án đã hoàn thành đủ điều kiện khai thác 7km từ nút giao Đồng Giao của cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 ra quốc lộ 1A và kết nối với huyện Nho Quan.

Tính đến thời điểm hiện tại dự án đã thông tuyến chính, cơ bản hoàn thành khối lượng đào, đắp nền đường, cầu, cống trên tuyến. Dự án đã hoàn thành đủ điều kiện khai thác 7km từ nút giao Đồng Giao của cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 ra quốc lộ 1A và kết nối với huyện Nho Quan.

Dự án đường Đông - Tây có hai cầu vượt song song với nhau bắc qua đường cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45.

Dự án đường Đông - Tây có hai cầu vượt song song với nhau bắc qua đường cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45.

Trên tuyến chính, gần nút giao với cao tốc, chủ đầu tư thiết kế 2 vòng xuyến để giúp người dân đi lại thuận tiện. Đặc biệt khi lưu thông trên các nhánh ra, vào cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45.

Trên tuyến chính, gần nút giao với cao tốc, chủ đầu tư thiết kế 2 vòng xuyến để giúp người dân đi lại thuận tiện. Đặc biệt khi lưu thông trên các nhánh ra, vào cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45.

"Hiện nay, dự án đã đạt được 50% khối lượng công việc. Chúng tôi đang yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc làm ngày, làm đêm để sớm đưa dự án hoàn thành, sử dụng vào cuối năm 2024", ông Nguyễn Đức Ánh, cán bộ Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình cho biết thêm.

"Hiện nay, dự án đã đạt được 50% khối lượng công việc. Chúng tôi đang yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc làm ngày, làm đêm để sớm đưa dự án hoàn thành, sử dụng vào cuối năm 2024", ông Nguyễn Đức Ánh, cán bộ Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình cho biết thêm.

Được biết, đây là dự án giao thông kết nối liên vùng lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh Ninh Bình. Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch tuyến Kim Sơn - Nho Quan; Kết nối giữa các tuyến cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, các khu du lịch, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại khu vực thành phố Tam Điệp, huyện Nho Quan và các vùng lân cận.

Được biết, đây là dự án giao thông kết nối liên vùng lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh Ninh Bình. Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch tuyến Kim Sơn - Nho Quan; Kết nối giữa các tuyến cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, các khu du lịch, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại khu vực thành phố Tam Điệp, huyện Nho Quan và các vùng lân cận.

Phúc Tuấn

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/xe-doi-lam-duong-gan-2000-ty-o-ninh-binh-192240525155329963.htm