Xây dựng khung pháp lý cho tài sản số nhằm thoát khỏi danh sách 'xám'

Một quốc gia khi bị đưa vào Danh sách Xám của Cơ quan Đặc nhiệm Tài chính về chống rửa tiền (FATF) thì phần lớn quốc gia đó có nguy cơ giảm tốc độ tăng trưởng và giảm sự thu hút đầu tư. Thoát khỏi Danh sách Xám trước năm 2025 là một trong những mục tiêu trọng tâm của Việt Nam. Trong đó, việc nhận diện khung pháp lý cho tài sản ảo và các nhà cung cấp tài sản ảo đang là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay.

Thống kê của Chainalysis cho thấy, Việt Nam là 1 trong 8 quốc gia có lợi nhuận từ tiền số đạt trên 1 tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Mỹ và Anh. Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa có khung pháp lý để điều chỉnh, quản lý loại hình tài sản này. Đây cũng chính là lý do khiến Việt Nam bị đưa vào Danh sách Xám của FATF.

Theo Quyết định 194 của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ giao nhiệm vụ cho các cơ quan liên quan nghiên cứu cấm hoặc xây dựng khung pháp lý cho tài sản ảo. Các chuyên gia cho rằng, việc cấm hoặc không công nhận tài sản ảo sẽ đi ngược với xu thế phát triển của thế giới.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã có khung pháp lý quản lý tài sản ảo, tài sản kỹ thuật số. Thay vì thờ ơ, né tránh, Chính phủ các nước đang tìm một hướng đi chiến lược để quản lý tài sản ảo, song sự lúng túng là rõ ràng, bởi vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền quốc gia về tiền tệ.

Mời quý vị dõi nội dung chi tiết!

Tuấn Anh - Ninh Tùng

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/xay-dung-khung-phap-ly-cho-tai-san-so-nham-thoat-khoi-danh-sach-xam-216419.htm