Vật chứng về sức mạnh hỏa khí của quân đội Đại Việt xưa

Binh khí Đại Việt thời kỳ sơ khai chỉ dùng cơ bắp như giáo, mác, cung tên... đến cuối thời Trần mới dùng hỏa khí. Trong huấn luyện, súng lệnh là khí tài không thể thiếu.

 Hỏa khí là tên gọi chung của những vũ khí vận hành bằng thuốc súng. Trong quá trình khai quật di tích Giảng Võ trường ở hồ Ngọc Khánh, Hà Nội, nhiều di vật thuộc loại hình hỏa khí đã được tìm thấy, gồm súng lệnh và đạn đá. Ảnh: Một khẩu súng lệnh trong bộ sưu tập vũ khí Giảng Võ trường, Bảo tàng Hà Nội.

Hỏa khí là tên gọi chung của những vũ khí vận hành bằng thuốc súng. Trong quá trình khai quật di tích Giảng Võ trường ở hồ Ngọc Khánh, Hà Nội, nhiều di vật thuộc loại hình hỏa khí đã được tìm thấy, gồm súng lệnh và đạn đá. Ảnh: Một khẩu súng lệnh trong bộ sưu tập vũ khí Giảng Võ trường, Bảo tàng Hà Nội.

Có niên đại vào thời Hậu Lê, súng lệnh Giảng Võ trường được đúc bằng hợp kim đồng, có độ dài trung bình 35-45 cm, được chia làm 3 phần: phần nòng, phần bầu nạp thuốc và phần đuôi.

Có niên đại vào thời Hậu Lê, súng lệnh Giảng Võ trường được đúc bằng hợp kim đồng, có độ dài trung bình 35-45 cm, được chia làm 3 phần: phần nòng, phần bầu nạp thuốc và phần đuôi.

Phần bầu có ba chi tiết đáng chú ý, gồm hai trụ nổi như đường rãnh ngắm của súng, nằm giữa hai đường là một gờ nổi có lỗ nhỏ để tra dây cháy chậm gây nổ cho thuốc chứa trong bầu.

Phần bầu có ba chi tiết đáng chú ý, gồm hai trụ nổi như đường rãnh ngắm của súng, nằm giữa hai đường là một gờ nổi có lỗ nhỏ để tra dây cháy chậm gây nổ cho thuốc chứa trong bầu.

Trên súng có khắc chữ “Công tự tam bách thập thất hiệu” có nghĩa là “hiệu chữ công số 317”. Đây là số hiệu chính quy do triều đình cấp phát cho các đơn vị quân đội.

Trên súng có khắc chữ “Công tự tam bách thập thất hiệu” có nghĩa là “hiệu chữ công số 317”. Đây là số hiệu chính quy do triều đình cấp phát cho các đơn vị quân đội.

Đạn đá Giảng Võ trường có hình cầu, có gân trắng, bề mặt phủ lớp patin màu xám trắng, đường kính trung bình 4 – 8 cm.

Đạn đá Giảng Võ trường có hình cầu, có gân trắng, bề mặt phủ lớp patin màu xám trắng, đường kính trung bình 4 – 8 cm.

Việc phát hiện khá nhiều đạn đá chứng tỏ vùng Ngọc Khánh vốn là một phần của thao trường xưa, còn lưu lại các tên dân gian như “Bãi Đạn”, “Trường Bắn”.

Việc phát hiện khá nhiều đạn đá chứng tỏ vùng Ngọc Khánh vốn là một phần của thao trường xưa, còn lưu lại các tên dân gian như “Bãi Đạn”, “Trường Bắn”.

Một số viên đạn còn ám khói chứng tỏ chúng được bắn đi từ nòng của một khẩu súng nào đó, theo cơ chế dùng sức ép của thuốc nổ bắn đạn đá.

Một số viên đạn còn ám khói chứng tỏ chúng được bắn đi từ nòng của một khẩu súng nào đó, theo cơ chế dùng sức ép của thuốc nổ bắn đạn đá.

Ngược dòng thời gian, binh khí Đại Việt thời kỳ sơ khai chỉ dùng cơ bắp như giáo, mác, cung tên... đến cuối thời trần mới dùng hỏa khí. Trong huấn luyện, súng lệnh là khí tài không thể thiếu.

Ngược dòng thời gian, binh khí Đại Việt thời kỳ sơ khai chỉ dùng cơ bắp như giáo, mác, cung tên... đến cuối thời trần mới dùng hỏa khí. Trong huấn luyện, súng lệnh là khí tài không thể thiếu.

Đến thời vua Lê Thánh Tông, binh chế có đặt ra pháo đội như những sở: Lôi hỏa, Điện hỏa, Tiệp hỏa, Uy hỏa, Nhuệ hỏa, Xuyên vân...

Đến thời vua Lê Thánh Tông, binh chế có đặt ra pháo đội như những sở: Lôi hỏa, Điện hỏa, Tiệp hỏa, Uy hỏa, Nhuệ hỏa, Xuyên vân...

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vat-chung-ve-suc-manh-hoa-khi-cua-quan-doi-dai-viet-xua-1989616.html