Uông Bí đứng trước cơ hội phát triển kinh tế ven biển

Việt Nam với tầm nhìn chiến lược năm 2045 xác định rõ mục tiêu phát triển kinh tế biển là trọng tâm, nhờ đó, các thành phố ven biển nói chung và Uông Bí (Quảng Ninh) nói riêng đứng trước vận hội chưa từng có.

Khu kinh tế ven biển TP Uông Bí sẽ là lực hút hàng loạt các tập đoàn lựa chọn Quảng Ninh để chế tạo và sản xuất.

Khu kinh tế ven biển TP Uông Bí sẽ là lực hút hàng loạt các tập đoàn lựa chọn Quảng Ninh để chế tạo và sản xuất.

Việt Nam với tầm nhìn chiến lược năm 2045 xác định rõ mục tiêu phát triển kinh tế biển là trọng tâm, nhờ đó, các thành phố ven biển nói chung và Uông Bí (Quảng Ninh) nói riêng đứng trước vận hội chưa từng có.

Tập trung toàn lực phát triển các khu kinh tế ven biển trọng điểm

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục "Thực hiện tốt Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển", trên cơ sở "Đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả các ngành kinh tế biển".

Theo định hướng, sẽ có sáu ngành kinh tế biển được xác định theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. Đặc biệt vùng kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng và miền bắc sẽ tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao và khu dịch vụ cảng biển, công nghiệp.

Đây sẽ là mũi nhọn trọng điểm thu hút hàng tỷ USD của các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước đến phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ, đẩy mạnh phát triển giao thương, sản xuất.

Theo Brand Finance (Anh), hãng chuyên định giá thương hiệu quốc tế, trong năm 2020, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 319 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2019 - mức tăng nhanh nhất thế giới. Nhờ đó, giá trị thương hiệu Việt Nam đã tăng chín bậc so cùng kỳ và đạt thứ hạng 33 trên thế giới. Đây là minh chứng rõ nét khẳng định tiềm năng phát triển kinh tế ven biển trong thu hút đầu tư của các nền kinh tế thế giới vào Việt Nam cũng như các thành phố ven biển khác.

Chính thức thành lập khu kinh tế ven biển TP Uông Bí và thị xã Quảng Yên

Khu kinh tế ven biển Uông Bí - Quảng Yên sẽ được xây dựng và phát triển thành khu kinh tế ven biển đa ngành giai đoạn 2020 - 2035, hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hậu cần cảng và đô thị hiện đại thông minh của tỉnh Quảng Ninh và khu vực đồng bằng sông Hồng.

Được biết, khu kinh tế có tổng diện tích 13.303ha, được quy hoạch làm hai phân khu chính gồm: Khu phức hợp đô thị, công nghiệp công nghệ cao có diện tích 6.403ha thuộc 5 phường của thành phố Uông Bí (bao gồm Quang Trung, Trưng Vương, Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh) và 8 phường, xã của thị xã Quảng Yên; Khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị Đầm nhà Mạc diện tích 6.899ha.

Báo cáo thực hiện Dự án đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thành phố Uông Bí trọng điểm phát triển khu kinh tế ven biển miền bắc.

Báo cáo thực hiện Dự án đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thành phố Uông Bí trọng điểm phát triển khu kinh tế ven biển miền bắc.

Mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế ven biển thành phố Uông Bí nhằm khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các khu kinh tế ven biển như: Vân Đồn, Đình Vũ - Cát Hải, Thái Bình.

Khu kinh tế ven biển nổi tiếng thế giới - hình mẫu phát triển cho thành phố Uông Bí tương lai

Thực tiễn cho thấy, kinh tế biển đã và đang mang lại cho các quốc gia có chiến lược bài bản với tầm nhìn dài hạn, lợi ích lớn. Theo báo cáo The EU Blue Economy Report 2020, kinh tế biển mang lại cho Liên hiệp châu Âu 218 tỷ euro tăng trưởng giá trị gia tăng (GVA) với lợi nhuận là 94 tỷ euro (số liệu 2018). Còn với Mỹ, báo cáo năm 2020 (số liệu 2017) của Tổ chức quản trị đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (National Oceanic and Atmospheric Administration - NOAA), kinh tế biển mang lại cho Mỹ 318 tỷ USD trong GDP. Bên cạnh phát triển các ngành kinh tế biển chính để phục vụ phát triển kinh tế đất nước, các quốc gia lớn đều đang có những chiến lược biển để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.

Thành phố Uông Bí tương lai với nền kinh tế trọng điểm ven biển với sự phát triển của Sông Uông.

Thành phố Uông Bí tương lai với nền kinh tế trọng điểm ven biển với sự phát triển của Sông Uông.

Nghị quyết 36 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, xác định mục tiêu đến năm 2030, kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65 đến 70% GDP cả nước; các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế; thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển gấp từ 1,2 lần bình quân cả nước, chỉ số phát triển con người (HDI) cao hơn trung bình cả nước; đến năm 2045, Việt Nam "trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước".

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/thong-tin-doanh-nghiep/uong-bi-dung-truoc-co-hoi-phat-trien-kinh-te-ven-bien-639432/